Giá dầu tăng
Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu tăng mạnh, song một nhóm nhà sản xuất không tăng giá quá nhanh giúp đảo ngược đà suy giảm ban đầu, gây ra bởi việc giải phóng kho dự trữ nhiên liệu tại nước tiêu thụ năng lượng số 1 thế giới – Trung Quốc.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/11, dầu thô Brent tăng 99 US cent tương đương 1,1% lên 84,71 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp 83,03 USD/thùng trong phiên và dầu thô Tây Texas WTI tăng 84 US cent tương đương 0,6% lên 84,05 USD/thùng, sau khi giảm xuống 82,74 USD/thùng trong đầu phiên giao dịch.
Các nhà phân tích dự báo giá dầu sẽ giữ ở mức gần 80 USD/thùng khi kết thúc năm, do nguồn cung thắt chặt và giá khí đốt tăng cao, khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng dầu thô làm nhiên liệu phát điện.
Trong tuần trước, giá dầu tăng lên mức cao nhiều năm, được hỗ trợ bởi nhu cầu sau đại dịch hồi phục và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh dẫn đầu bởi Nga, được gọi là OPEC+ tăng dần dần sản lượng hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày (bpd), bất chấp lời kêu gọi mua thêm dầu từ các nước tiêu thụ lớn. Các nhà phân tích dự kiến OPEC+ sẽ duy trì con số 400.000 bpd tại cuộc họp vào ngày 4/11/2021, khi các thành viên Kuwait và Iraq trong những ngày gần đây lên tiếng ủng hộ tổ chức này và cho rằng khối lượng này là đủ.
Giá khí tự nhiên giảm hơn 4%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm hơn 4% xuống mức thấp nhất 1 tuần do sản lượng tăng, nhu cầu trong tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó và dự kiến Mỹ sẽ có đủ lượng khí dự trữ cho mùa sưởi ấm mùa đông.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York giảm 24 US cent tương đương 4,4% xuống 5,186 USD/mmBtu – thấp nhất kể từ ngày 21/10/2021, sau khi giảm hơn 5% trong đầu phiên giao dịch.
Giá khí tự nhiên giảm bất chấp dự báo thời tiết lạnh hơn, nhu cầu sưởi ấm trong tuần này cao hơn so với dự kiến trước đó và giá khí đốt tại châu Âu tăng 5%, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Mỹ tăng mạnh.
Giá vàng tăng
Giá vàng tăng do đồng USD và thị trường chứng khoán suy giảm, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lùi thời hạn kích thích tại cuộc họp quan trọng trong tuần này.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,6% lên 1.793,48 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York tăng 0,7% lên 1.795,8 USD/ounce.
Đồng USD giảm nhẹ so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn khi nắm giữ tiền tệ khác.
Giá đồng thấp nhất 2 tuần
Giá đồng chạm mức thấp nhất hơn 2 tuần, do mối lo ngại về nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – thúc đẩy hoạt động bán ra.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,4% lên 9.535 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá đồng chạm mức thấp nhất kể từ ngày 13/10/2021 (9.418 USD/tấn).
Giá sắt thép và nguyên liệu sản xuất thép giảm
Giá các nguyên liệu sản xuất thép trên sàn Đại Liên giảm, do nhu cầu tại các nhà máy sản xuất thép bắt nguồn từ việc cắt giảm sản lượng giảm, cùng với đó là việc kiểm soát giá than đá tại Bắc Kinh cũng gây áp lực thị trường.
Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 giảm 5,7% xuống 619 CNY (96,68 USD)/tấn. Giá than luyện cốc giảm 9% xuống 2.165 CNY/tấn. Giá than cốc giảm 6,8% xuống 2.898 CNY/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá than cốc giảm mạnh 8,6%.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây giảm 3,9% xuống 4.509 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng giảm 4,2% xuống 4.826 CNY/tấn, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 12/2021 giảm 2% xuống 18.860 CNY/tấn.
Các nhà máy thép, xi măng và than luyện cốc tại trung tâm sản xuất thép thành phố Đường Sơn đã ra lệnh cắt giảm sản lượng sau khi có cảnh báo ô nhiễm nặng.
Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc trong tuần trước tăng 2,1 triệu tấn lên 142,3 triệu tấn, do nhu cầu giảm, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm
Giá cao su tại Nhật Bản giảm, theo xu hướng giá cao su thị trường Thượng Hải giảm, do lạm phát và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô cùng với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, làm lu mờ triển vọng nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Osaka giảm 2,4 JPY tương đương 1% xuống 230,4 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 3,5% xuống 14.600 CNY/tấn.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn ICE tăng 1,9% lên 2,0795 USD/lb, do lo ngại về sản lượng vụ thu hoạch của Brazil trong niên vụ tới.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn London tăng 2,3% lên 2.264 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 4,5 năm (2.278 USD/tấn) trong tuần trước đó.
Xuất khẩu cà phê robusta của Indonesia trong tháng 10/2021 đạt 12.349,62 tấn, giảm 51,5% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE tăng 0,7% lên 19,41 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn London tăng 0,6% lên 511,9 USD/tấn.
Giá lúa mì cao nhất 8,5 năm, ngô cao nhất hơn 2 tháng, đậu tương tăng
Giá lúa mì tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 8,5 năm, được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung toàn cầu thắt chặt.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng 23-1/4 US cent lên 7,96 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 7,98-1/4 USD/bushel – cao nhất kể từ tháng 1/2013. Giá lúa mì mùa xuân đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2011 và giá lúa mì trên sàn Euronext Paris đạt mức cao nhất 13,5 năm. Giá ngô tăng 12-1/4 US cent lên 5,8-1/2 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 13/8/2021. Giá đậu tương tăng 9 US cent lên 12,44-3/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ giảm
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm, do các nhà đầu tư thận trọng trước số liệu về sản lượng đầu tháng 11/2021, làm lu mờ sự hỗ trợ từ giá dầu thực vật khác tăng mạnh.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Bursa Malaysia giảm 1,5% xuống 4.951 ringgit (1.193,01 USD)/tấn. Trong tháng 10/2021, giá dầu cọ tăng 9,31%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 2/11