Thị trường ngày 21/12: Giá dầu, vàng, cao su đồng loạt lao dốc, riêng quặng sắt tăng

21/12/2021 07:14
Sự lây lan quá nhanh của virus biến thể Omicron khiến ngày càng nhiều nước phải gia tăng các biện pháp phong tỏa gây lo sợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới, tạo áp lực giảm giá lên hầu như toàn bộ các thị trường hàng hóa, từ dầu tới vàng, kim loại, nông sản….

Dầu lao dốc do làn sóng lây nhiễm Omicron

Giá dầu giảm mạnh trong phiên vừa qua do số ca nhiễm virus biến thể Omcron ở Châu Âu và Mỹ tăng nhanh khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng những hạn chế bổ sung để chống lại làn sóng lây lan này có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giảm 2 USD, tương đương 2,7% xuống 71,52 USD/thùng, trong khi dầu thô vùng Tây Texas của Mỹ (WTI) giảm 2,63 USD, tương đương 3,7% xuống 68,23 USD/thùng.

Dầu Bren trong phiên có lúc giá giảm xuống chỉ 69,28 USD/thùng, trong khi WTI giảm xuống 66,04 USD/thùng, đều là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12.

Hà Lan đã ngừng hoạt mọi động vào Chủ nhật (20/12) và có khả năng một số quốc gia Châu Âu sẽ áp thêm các hạn chế mới chống COVID-19 trước kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới.

Các quan chức y tế Mỹ hôm Chủ nhật cũng kêu gọi người Mỹ đi tiêm mũi tăng cường chống phòng tăng cường COVID-19, đeo khẩu trang và cẩn thận nếu đi du lịch trong kỳ nghỉ đông, trong hoàn cảnh biến thể Omicron đang hoành hành trên toàn thế giới và trở thành chủng vi khuẩn thống trị ở Mỹ.

Vàng giảm

Giá vàng cũng giảm trong phiên vừa qua giữa không khí giao dịch nhiều biến động khi các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động của tình trạng số ca nhiễm virus Omicron tăng cao và mức độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đối với lạm phát – hiện đang tăng vọt.

Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0, 2% xuống 1.793,33 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 2/2022 giảm 0,6% xuống 1.794,60 USD/ounce.

Thị trường chứng khoán toàn cầu thoái lui do lo lắng về tác động của việc thắt chặt những hạn chế chống COVID-19, nhưng dòng tiền chảy vào tài sản trú ẩn an toàn là vàng dường như đã trở nên đình trệ. Đồng USD yếu đi cũng không hỗ trợ đáng kể cho mặt hàng vàng trong phiên này.

Kim loại giảm

Giá kim loại công nghiệp đồng loạt lao dốc trong phiên vừa qua do lo ngại sự lây lan của virus biến thể Omircon sẽ cản trở sự hồi phục kinh tế toàn cầu.

Kết thúc phiên này, giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London (LME) giảm 2% xuống còn 2.670 USD với thanh khoản giảm dần khi cuối năm đến gần.

Sản lượng nhôm sơ cấp toàn cầu giảm 0,22% so với cùng kỳ vào tháng 11 xuống còn 5,497 triệu tấn, dữ liệu từ Viện Nhôm Quốc tế cho biết.

Giá đồng phiên này tăng nhẹ 0,2%.Trong 9 tháng đầu năm nay, thị trường đồng thiếu hụt 161.000 tấn, giảm so với mức thiếu hụt 239.000 tấn cùng kỳ năm trước.

Các kim loại khác như kẽm, thiếc, nickel… đều giảm trong phiên này.

Lúa mì, ngô và đậu tương giảm

Mặt hàng lúa mì cũng "gia nhập câu lạc bộ giảm giá" khi cả lúa mì Mỹ và lúa mì Châu Âu đều mất giá khoảng 1,5% trong phiên vừa qua do các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về sự bùng phát trở lại số ca nhiễm virus Omircon.

Lúa mì Mỹ giao dịch trên sàn Chicago phiên này giảm 1,5% xuống 7,63-1/4 USD/bushel, trong khi lúa mì Châu Âu giao dịch trên sàn Euronext (kỳ hạn tháng 3) giảm 1,4% xuống 274,50 euro (309,39 USD)/tấn.

Giá ngô và đậu tương phiên này cũng giảm khỏi mức cao nhất nhiều tháng đạt được trong phiên liền trước, mặc dù mức độ giảm được hạn chế bởi nguy cơ thời tiết ở Nam Mỹ chuyển xấu.

Giá ngô trên sàn Chicago giảm 0,6% xuống 5,89-1/2 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất 5-1/2 tháng vào thứ Sáu (17/12). Giá đậu tương cũng giảm 0,2% xuống 12,83-1/4 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất ba tháng trong phiên trước đó.

Cà phê giảm 4,5%

Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 giảm 10,65 US cent, tương đương 4,5% xuống 2,241 USD/lb khi thị trường tiếp tục thoái lui từ mức cao kỷ lục 10 năm đạt được hôm 7/12 (2,5235 USD).

Cà phê robusta phiên này cũng giảm 25 USD, tương đương 1,1% xuống 2.308 USD/tấn.

Đường mất gần 3%

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,52 cent, tương đương 2,7%, xuống 18,59 cent/lb vào lúc đóng cửa phiên giao dịch, sau khi có thời điểm giảm xuống 18,52 cent - mức thấp nhất kể từ ngày 2/12.

Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn cũng giảm 10,20 USD, tương đương 2,0% xuống 487,80 USD/tấn.

Quặng sắt tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá quặng sắt trên cả sàn Đại Liên (Trung Quốc) và Singapore đều tăng phiên thứ 3 liên tiếp do tâm lý lạc quan về triển vọng nhu cầu nguyên liệu thép sau khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc – trở lại tăng sản lượng trong tháng này.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên Sàn Singapore phiên này tăng 6,7% lên 127,95 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 12/10; quặng sắt kỳ hạn tháng 5 Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên trong phiên có lúc cũng tăng 0,7% lên 687,50 CNY (107,80 USD)/tấn, nhưng quay đầu giảm về cuối phiên.

Cao su giảm do số ca nhiễm Omicron tăng vọt và sản xuất ô tô chậm lại

Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm sâu trong phiên vừa qua khi số ca nhiễm virus Omicron tăng mạnh buộc Châu Âu phải gia tăng các biện pháp kiểm soát sự lây lan và làm tăng thêm lo ngại về sự hồi phục kinh tế toàn cầu. Sản lượng ô tô chậm lại trong bối cảnh dây chuyền cung ứng bị thắt chặt càng gây thêm áp lực giảm giá.

Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Osaka giảm 6,9 yên, tương đương 3,0%, xuống 226,7 yên (2,0 USD)/kg. Cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Thượng Hải cũng giảm 550 CNY xuống 14.210 CNY (2.229 USD)/tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 21/11

Thị trường ngày 21/12: Giá dầu, vàng, cao su đồng loạt lao dốc, riêng quặng sắt tăng - Ảnh 1.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
23 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
23 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.864.780 VNĐ / tấn

21.17 UScents / lb

0.89 %

- 0.19

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.778.706 VNĐ / tấn

306.50 UScents / lb

0.01 %

+ 0.03

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.202.535 VNĐ / tấn

985.19 UScents / bu

0.06 %

- 0.56

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.294.698 VNĐ / tấn

296.00 USD / ust

1.54 %

+ 4.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
1 ngày trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
Nuôi con đặc sản hiền như đất, chỉ mê ăn thứ rẻ tiền, chàng trai 8x thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
2 ngày trước
Từ một nông dân với niềm đam mê chăn nuôi, anh Huỳnh Ngọc Hội đã quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sự nỗ lực sau nhiều lần thất bại đã giúp anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 ngày trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.