Dầu tăng nhẹ
Giá dầu tăng nhẹ do lạc quan về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ dịu đi và hy vọng các nền kinh tế lớn sẽ thực hiện các biện pháp kích thích để tránh khả năng suy giảm kinh kế, sau khi giảm trong đầu phiên do lo ngại về nhu cầu tương lai.
Dầu thô Brent đóng cửa phiên 20/8 tăng 29 US cent hay 0,5% lên 60,03 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 13 US cent lên 56,34 USD/thùng. Giá dầu WTI đã quay trở lại giảm sau phiên giao dịch khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông chưa sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Lo ngại về nhu cầu dầu tổng thể tiếp tục gây sức ép lên giá dầu. Các thị trường chứng khoán trên thế giới tăng do dự đoán các nền kinh tế lớn sẽ hành động chống lại tăng trưởng đang chậm lại.
Các thương nhân cũng theo dõi những dấu hiệu căng thẳng tại Trung Đông sau khi Mỹ gọi là không may mắn thả tàu chở dầu của Iran và cảnh báo Hy Lạp và các cảng Địa Trung Hải giúp tàu này.
Khí tự nhiên tại Mỹ tăng ngày thứ 2
Khí tự nhiên kỳ hạn tại Mỹ tăng phiên thứ 2 do nhu cầu khí tăng trong bối cảnh nhiệt độ cao hơn bình thường, nhưng sản lượng tăng vọt lên mức cao kỷ lục và dự báo thời tiết ôn hòa đã hạn chế đà tăng.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn giao dịch New York tăng 0,8 US cent hay 0,4% lên 2,218 USD/mmBtu.
Vàng trở lại trên 1.500 USD/ounce
Giá vàng bật tăng trở lại trên ngưỡng 1.500 USD/ounce do lợi suất trái phiếu Mỹ giảm bởi gia tăng dự đoán chính sách nới lỏng tiền tệ hơn nữa để giải quyết lo ngại về suy giảm toàn cầu.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,7% lên 1.505,68 USD/ounce, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần một tuần tại 1.492,1 USD trong ngày 19/8. Vàng kỳ hạn chốt phiên tăng 0,3% lên 1.515,7 USD/ounce.
Giá vàng đã tăng mạnh đầu tháng này lên mức cao nhất trong 6 năm, phần lớn do lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và dự đoán Fed sẽ tiếp tục giảm lãi suất.
Biên bản cuộc họp chính sách tháng 7/2019 của Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phát hành trong ngày 21/8. Các nhà đầu tư cũng theo dõi sát sao hội thảo Jackson của Ngân hàng trung ương và Hội nghị thượng đỉnh G7 cuối tuần này.
Lãi suất thấp hơn sẽ gây áp lực cho USD và lợi suất trái phiếu, tăng sức hấp dẫn của vàng.
Đồng giảm do nhu cầu yếu, nhôm Thượng Hải tăng
Giá đồng giảm do thị trường tập trung vào triển vọng nhu cầu suy yếu hơn tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc, nơi hoạt động sản xuất giảm tốc do tranh chấp thương mại Mỹ - Trung kéo dài.
Đồng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,1% xuống 5.711 USD/tấn. Giá kim loại này đã giảm 13% kể từ giữa tháng 4/2019.
Nhu cầu đồng đã giảm 0,8% trong tháng 7/2019 so với tháng 7/2018, số liệu tiêu cực tháng thứ 3 liên tiếp. Trung Quốc chiếm khoảng một nửa nhu cầu đồng toàn cầu, ước tính khoảng 24 triệu tấn trong năm nay.
Mức chiết khấu tăng lên hơn 28 USD/tấn đối với đồng giao ngay so với hợp đồng giao sau 3 tháng cũng cho thấy nguồn cung đồng dồi dào trên thị trường LME. Mức chiết khấu trong ngày 17/7 là 7 USD/tấn. Dự trữ đồng tại kho LME ở mức 329.600 tấn, gần gấp đôi mức hồi cuối tháng 5/2019.
Giá nhôm tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 do lo ngại gián đoạn sản xuất tại Trung Quốc.
Tập đoàn Xinfa, một trong những nhà sản xuất nhôm hàng đầu Trung Quốc đã đóng cửa một dây chuyền sản xuất nhôm sau vụ nổ tại một nhà máy nằm ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.
Trung Quốc đã sản xuất 35,8 triệu tấn nhôm trong năm 2018, trong khi sản lượng 7 tháng đầu năm 2019 là 20,49 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Giá nhôm LME giảm 0,7% xuống 1.782 USD/tấn.
Quặng sắt Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong 10 tuần
Giá quặng sắt Trung Quốc giảm phiên thứ 4 liên tiếp do lo lắng về nguồn cung dịu đi, trong khi gia tăng việc hạn chế sản xuất tại Đường Sơn, thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 2,2% xuống 609 CNY (86,25 USD)/tấn, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 11/6.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,5% xuống 86,08 USD/tấn vào cuối phiên giao dịch.
Nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc đã nhập khẩu quặng sắt tăng vọt 21% trong tháng 7/2019 so với tháng trước đó, lên mức cao nhất kể từ tháng 1 do nguồn cung tăng mạnh từ các công ty khai thác mỏ ở Australia và Brazil.
Nhập khẩu quặng sắt đã giảm sau vụ vỡ đập gây chết người ở Brazil vào tháng 1 và lốc xoáy ở Australia, đồng thời tăng cường sản xuất thép tại Trung Quốc đã nâng giá giao ngay của nguyên liệu thô này lên mức cao nhất 5 năm trong những tháng gần đây. Giá đã giảm trở lại nhưng vẫn cao hơn mức năm 2018.
Theo các biện pháp chống ô nhiễm mới của Đường Sơn, nhà sản xuất thép HBIS Tangsteel được phép vận hành một nhà máy nung kết trong thời gian 4 ngày từ 18/8. Mỗi công ty thép Huaxi Steel và Guoyi Special Steel chỉ có thể vận hành 2 nhà máy. Các nhà máy khác ở Đường Sơn được yêu cầu giảm hoạt động nung kết 50% so với mức giảm 20% tới 50% trước đây áp dụng cho tháng 8.
Nhu cầu của Trung Quốc đối với quặng sắt viên nhỏ và quặng sắt chất lượng cao dự kiến tăng nhanh trong năm 2020 do nỗ lực của Bắc Kinh chuyển các nhà máy thép ra các khu vực ven biển trong cuộc chiến chống khói bụi.
Thép cây trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 0,8% xuống 3.699 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng giảm 0,5% xuống 3.709 CNY/tấn.
Cao su TOCOM giảm, Thượng Hải tăng
Cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tiếp tục giảm từ đầu phiên giao dịch do các nhà sản xuất lớn kết thúc việc hạn chế xuất khẩu.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 1/2020 đóng cửa giảm 1.9 JPY xuống 1,71 JPY/kg.
Cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 15 CNY (2,12 USD) lên 11.565 CNY/tấn.
Các nhà sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới đã quyết định kết thúc việc hạn chế xuất khẩu mặt hàng này.
Cà phê tăng
Cà phê arabia kỳ hạn tháng 12 tăng 0,45 US cent hay 0,5% lên 95,25 US cent/lb, sau khi xuống mức thấp nhất 3 tháng tại 93,4 US cent.
Chỉ số đồng USD tăng do lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng nhẹ. Sự tăng giá của USD không tốt cho đồng real đã ở mức thấp 3 tháng so với USD và đã mất 8% trong tháng qua. Đồng real yếu dễ gây tổn thương cho thị trường trong ngắn hạn.
Thị trường cà phê đã khó khăn để tiêu thụ sản lượng kỷ lục của Brazil trong năm ngoái và dự đoán một vụ lớn trong năm nay.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 tăng 5 USD hay 0,4% lên 1.324 USD/tấn.
Đường giảm
Đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,03 US cent hay 0,3% xuống 11,44 US cent/lb.
Thị trường này đã giao dịch trong biên độ nhỏ những phiên gần đây, kẹt giữa những dấu hiệu nguồn cung dư thừa trong ngắn hạn và dự báo trong dài hạn thị trường sẽ chuyển thành thiếu hụt.
Các đại lý tiếp tục theo dõi thông báo từ Ấn Độ với dự đoán rằng Ấn Độ sẽ gia hạn hệ thống trợ cấp xuất khẩu đường cho tới tháng 9/2020.
Đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 1,3 USD hay 0,4% xuống 309,1 USD/tấn.
Sản lượng cherry của Nhật Bản năm 2019/20 ước tính giảm 6%
Sản lượng cherry thương mại của Nhật Bản năm 2019/20 ước tính giảm 6% xuống 15.200 tấn do thời tiết mát hơn trong giai đoạn nở hoa và diện tích trồng giảm.
Diện tích trồng cherry tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm 2018/19 một phần do nông dân tuổi cao, thiếu người kế thừa và thiếu lao động. Diện tích trồng và thu hoạch năm 2018/19 đã giảm xuống lần lượt 4.740 ha và 4.350 ha. Dự báo xu hướng sụt giảm sẽ tiếp tục trong năm 2019/20, với diện tích trồng và thu hoạch giảm thêm 10 ha.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 21/8