Giá dầu tăng vọt hơn 7%
Giá dầu tăng hơn 7%, với dầu Brent tăng lên hơn 115 USD/thùng, khi các quốc gia thuộc EU bất đồng về việc liệu có tham gia cùng Mỹ trong lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, sau cuộc tấn công các cơ sở dầu của Saudi Arabia hay không?
Chốt phiên giao dịch ngày 21/3, dầu thô Brent tăng 7,69 USD tương đương 7,12% lên 115,62 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 7,42 USD tương đương 7,09% lên 112,12 USD/thùng.
Với sự không chắc chắn khi lệnh cấm của EU về nhập khẩu dầu mỏ của Nga, giá xăng của Mỹ đã tăng 5%.
Các chính phủ thuộc EU sẽ xem xét liệu có nên áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ, Joe Biden vào tuần này. Trong khi đó, EU và các đồng minh đã áp đặt 1 loạt các biện pháp chống lại Nga bao gồm đóng băng các tài sản của ngân hàng trung ương nước này.
Giá khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng, khi thị trường tập trung vào giá dầu tăng hơn là sản lượng khí tự nhiên tăng cao, dự báo thời tiết ôn hòa hơn và nhu cầu sưởi ấm trong tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York tăng 3,7 US cent tương đương 0,8% lên 4,900 USD/mmBTU.
Giá vàng tăng
Giá vàng tăng do xung đột Nga – Ukraine, thúc đẩy nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn là vàng.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,5% lên 1.931,16 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York không thay đổi ở mức 1.929,5 USD/ounce. Tuần trước, giá vàng giảm hơn 3% do kỳ vọng tiến triển trong các cuộc đàm phán và việc Mỹ tăng lãi suất.
Giá nhôm tăng, nickel giảm
Giá nhôm tăng hơn 5%, sau khi Australia cấm xuất khẩu nguyên liệu được sử dụng để sản xuất kim loại này sang Nga, như là một phần của lệnh trừng phạt đối với Moscow trong cuộc xung đột với Ukraine.
Giá nickel trên sàn London giảm xuống 31.380 USD/tấn, giảm 15% trong 4 phiên liên tiếp do hoạt động đẩy mạnh bán ra.
Giá nhôm trên sàn London tăng 4,1% lên 3.518 USD/tấn, trước đó trong phiên đạt 3.574 USD/tấn – cao nhất kể từ ngày 9/3/2022.
Australia đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với quặng alumina và nhôm bao gồm cả bauxite sang Nga.
Rusal, Nga – nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới – ngoài Trung Quốc, chiếm 6% nguồn cung toàn cầu ước đạt khoảng 70 triệu tấn trong năm nay.
Ngoài ra, giá nhôm tăng còn do tồn trữ nhôm tại London giảm xuống 704.850 tấn, giảm gần 2 triệu tấn so với năm ngoái.
Giá thép cây giảm, quặng sắt tăng
Giá quặng sắt tại Đại Liên dao động trong phạm vi hẹp, khi dịch Covid-19 bùng phát làm giảm nhu cầu mùa cao điểm, đồng thời làm gián đoạn hoạt động sản xuất cũng như vận chuyển.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 0,02% xuống 4.923 CNY (773,64 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,6% lên 5.132 CNY/tấn. Giá thép không gỉ giảm 0,4% xuống 19.780 CNY/tấn.
Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt tăng 1% lên 833 CNY/tấn, giá than luyện cốc tăng 1% lên 3.019 CNY/tấn và giá than cốc giảm 0,6% xuống 3.603 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 3,5 USD lên 150 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá cà phê diễn biến trái chiều
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE tăng 1,5% lên 2,233 USD/lb.
Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London giảm 0,1% xuống 2.164 USD/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường thô tăng, được hỗ trợ bởi giá dầu thô và các hàng hóa khác tăng, song triển vọng sản lượng tại Ấn Độ được cải thiện đã hạn chế đà tăng giá đường.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE tăng 1,8% lên 19,27 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London tăng2,5% lên 549,6 USD/tấn.
Giá lúa mì, ngô và đậu tương tăng
Giá lúa mì và ngô tại Mỹ tăng, khi xuất khẩu từ khu vực Biển Đen tiếp tục bị gián đoạn trong tuần này do chiến sự tại Ukraine.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 55-1/2 US cent lên 11,19 -1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 14-1/2 US cent lên 7,56 -1/4 USD/bushel và giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 23 US cent lên 16,91 USD/bushel.
Giá dầu cọ tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng sau tuần giảm mạnh nhất kể từ năm 1986, khi giá dầu thô tăng mạnh và giá dầu đậu tương chịu áp lực từ nhu cầu xuất khẩu suy yếu.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 2,33% lên 5.760 ringgit (1.370,45 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 22/3