Dầu cao nhất kể từ 2014
Giá dầu tiếp tục tăng lên gần chạm 100 USD/thùng sau khi Moscow điều quân vào hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraina, nhưng giảm nhẹ về cuối phiên nhờ những nỗ lực của phương Tây nhằm ngăn chặn điều mà họ lo ngại là sự khởi đầu của sự cuộc xâm lược có quy mô từ phía Nga.
Mỹ và Anh công bố các lệnh trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Nga, trong khi Liên minh châu Âu đưa thêm nhiều chính trị gia của Nga vào danh sách đen, và Đức đóng băng dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 trên Biển Baltic trị giá 11 tỷ USD.
Giá dầu Brent trong phiên 2/2 có lúc tăng lên 99,5 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 9/2014, trước khi kết thúc ở 96,84 USD, tăng 1,52 USD, tương đương 1,5% so với phiên liền trước.
Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) cũng đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm, 96 USD/thùng, trước khi kết thúc ở mức 92,35 USD, tăng 1,28 USD hay 1,4% so với phiên liền trước (là phiên thứ Sáu (18/2). Thứ Hai (21/2) thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ).
Sắt thép giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên 22/2 do các nhà đầu tư lo ngại về những bất ổn về chính sách trong bối cảnh Chính phủ nước này can thiệp.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên giảm 0,1% xuống 685 nhân dân tệ (108,04 USD)/tấn, mặc dù trong phiên có thời điểm tăng tới 4,9% lên 719 nhân dân tệ/tấn.
Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Quặng sắt hiện đang bị kẹt giữa hai chính sách đối lập ở Trung Quốc: Vừa muốn kiềm chế lạm phát, vừa muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bốn ngân hàng lớn nhất của nước này hôm thứ Hai (21/2) đã hạ lãi suất thế chấp ở thành phố Quảng Châu, hạ 20 điểm cơ bản, trong một động thái mới nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.
Giá thép phiên này cũng đi xuống, với thép thanh vằn trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 1,1% xuống 4.734 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 1,3% xuống 4.850 nhân dân tệ/tấn, riêng thép không gỉ tăng 0,7% lên 18.785 nhân dân tệ/tấn.
Cao su giảm
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm theo xu hướng thị trường chứng khoán trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang.
Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Osaka giảm 4,3 JPY xuống 256,9 yên (2,24 USD)/kg vào cuối phiên, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ ngày 23 tháng 3 là 265,2 yên.
Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật phiên này giảm 1,7%, là phiên thứ 4 liên tiếp giảm.
Cao su kỳ hạn tháng 5 trên sàn Thượng Hải phiên vừa qua cũng giảm 270 nhân dân tệ xuống còn 13.990 nhân dân tệ (2.208,02 USD)/tấn, trong khi cao su kỳ hạn tháng 3 trên Sàn giao dịch Singapore chốt ở mức 178,8 US cent/kg, giảm 0,9%.
Vàng trượt khỏi mức cao nhất 9 tháng
Giá vàng trong phiên vừa qua tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng trước khi quay đầu giảm vào cuối phiên khi các nhà đầu tư chờ đợi diễn biến của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên này giảm 0,2% xuống 1.902,71 USD/ounce, trong phiên cớ lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 6, là 1.913,89 USD; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 kết thúc phiên vẫn tăng 0,4% lên 1.907,40 USD/ounce.
Các chỉ số chính của Phố Wall đều sụt giảm do triển vọng về các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây đối với Nga do xung đột với Ukraine khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm nhẹ của vàng là do một số hoạt động chốt lời. Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết điều đó diễn ra "bởi rõ ràng là tại thời điểm này phần bù rủi ro được tính vào giá vàng ở mức khá cao".
Nhôm và nickel cao nhất nhiều năm
Giá nhôm và nickel đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm sau khi Nga điều quân vào hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh và tiếp sau đó là các lệnh trừng phạt đối với Moscow có thể làm gián đoạn xuất khẩu của Nga.
Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm và 7% lượng nickel được khai thác của thế giới. Các lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất nhôm Rusal vào năm 2018 đã khiến giá kim loại này tăng 35% chỉ trong vài ngày.
Giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) kết thúc phiên 22/2 tăng 0,7% lên 3.301,50 USD/tấn, trước đói có lúc đạt 3,380 USD, gần sát mức kỷ lục của năm 2008 - là 3,380,15 USD.
Giá nickel cũng tăng 0,9% lên 24.555 USD/tấn sau khi có lúc chạm 24.925 USD, mức cao nhất kể từ năm 2011.
Đậu tương, ngô, lúa mì đều tăng do căng thẳng Nga - Ukraina
Giá lúa mì Mỹ tăng 6% trong phiên vừa qua, là phiên tăng mạnh nhất trong vòng 3,5 năm, trong khi ngô tăng 3%, do lo ngại xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine có thể làm gián đoạn dòng chảy ngũ cốc từ khu vực xuất khẩu trọng điểm của Biển Đen.
Giá đậu tương cũng tăng vọt thêm 4% lên mức cao nhất 9 tháng do giá năng lượng tăng mạnh giữa bối cảnh thị trường tiếp tục lo ngại về nguy cơ mất mùa ở Nam Mỹ do thời tiết xấu.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3 trên sàn Chicago kết thúc phiên tăng 47-1/4 cent lên 8,44-1/4 USD/bushel; lúa mì giao tháng 5 tăng 48-1/2 cent (6%) lên 8,52-1/2 USD/bushel.
Giá ngô giao tháng 3 có lúc tăng lên 6,76-3/4 USD/bushel, trước khi kết thúc ở mức 6,74-3/4 USD, tăng 20-1/2 cent so với phiên liền trước. Trong khi đó, đậu tương giao tháng 3 SH2 tăng 33-1/2 cent lên 16,35 USD/bushel, sau khi có lúc đạt đỉnh 16,41-1/4 USD.
Giá đường tăng
Giá đường thô tăng mạnh do căng thẳng Nga - Ukraine leo thang thúc đẩy giá năng lượng tăng cao.
Đường thô kỳ hạn tháng 3 đã tăng 0,28%, tương đương 1,5%, lên 18,48 cent/lb, mức cao nhất trong vòng một tuần.
Đường trắng giao tháng 5 phiên này cũng tăng 8,20 USD hay 1,7% lên 494,30 USD/tấn.
Cà phê tăng
Giá cà phê robusta giao tháng 3 tăng 4,6% lên 2.360 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 12 tháng 1. Hợp đồng robusta kỳ hạn tháng 4 tăng 26 USD, tương đương 1,2% lên 2.260 USD/tấn.
Cùng chung xu hướng, giá arabica giao tháng 5 tăng 1,25%, tương đương 0,5%, lên 2,4725 USD/lb.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 23/2: