Thị trường ngày 24/6: Giá vàng lập đỉnh 8 năm, dầu cao nhất 3 tháng

24/06/2020 07:53
Dòng Tweet của ông Trump rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn nguyên giá trị đã gây phấn khích cho nhiều nhà đầu tư trong phiên vừa qua, đẩy giá dầu, vàng, cao su… tăng nhanh. Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 chưa có dấu hiệu giảm khi đã trên 9,14 triệu người mắc trên toàn cầu vẫn là yếu tố chính tác động tới hầu hết các thị trường.

Dầu giảm khỏi mức cao nhất hơn 3 tháng

Giá dầu thô giảm trong phiên 23/6 do tồn kho dầu của Mỹ dự kiến tăng khá nhiều. Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 45 US cent (1%) xuống 42,63 USD/thùng, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 36 US cent (0,9%) xuống 40,37 USD/thùng.

Trước đó, lúc đầu phiên, giá dầu đã tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết Tweet rằng thỏa thuận thương mại (của Mỹ) với Trung Quốc vẫn "hoàn toàn nguyên vẹn", sau khi Cố vấn thương mại của Nhà trắng, ông Peter Navarro, phát ngôn rằng thỏa thuận "giằng co" với Trung Quốc đã "kết thúc". Ở phiên liền trước, giá dầu thậm chí có thời điểm đạt mức cao kỷ lục kể từ ngày 6/3 (thời điểm giá dầu "sụp đổ" do OPEC + không đồng ý cắt giảm sản lượng).

Yếu tố chính tác động tới giá dầu lúc cuối ngày hôm qua là dự đoán số liệu cho thấy tồn trữ dầu của Mỹ sẽ cao kỷ lục tuần thứ 3 liên tiếp, làm giảm tâm lý kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế kéo theo tăng nhu cầu dầu của các nhà đầu tư. Theo Viện Dầu khí Mỹ, tồn trữ dầu nước này nhiều khả năng sẽ cao hơn con số tăng 1,7 triệu thùng đưa ra hồi tuần trước. Số liệu của Chính phủ sẽ được công bố vào hôm nay, 24/6. Thông tin về chỉ số quản lý sức mua của Mỹ không tác động nhiều tới thị trường dầu, vì chỉ số này chỉ cho thấy kinh tế Mỹ không bị tác động bởi Covid-19 nhiều như kinh tế Châu Âu.

Theo kết quả thăm dò của Reuters, tồn trữ dầu thô Mỹ đã tăng lên 539,3 triệu thùng trong tuần tính đến 12/6, cao nhất trong lịch sử, và dự báo sẽ tăng thêm 300.000 thùng trong tuần tới 19/6.

Thị trường ngày 24/6: Giá vàng lập đỉnh 8 năm, dầu cao nhất 3 tháng - Ảnh 1.

Vàng cao nhất kể từ 2012 do USD lao dốc

Phiên giao dịch vừa qua, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 do đồng USD mất giá và các ngân hàng trung ương tăng cường kích thích tiền tệ sau khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng trở lại, gây lo ngại cho sức khỏe kinh tế toàn cầu.

Giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.765,99 USD/ounce vào lúc 1754 GMT, trước đó có thời điểm giá đạt 1.768,96 USD, cao nhất kể từ tháng 10/2012. Vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 0,9% lên 1.782 USD/ounce.

"Làn sóng kích thích kinh tế từ khắp nơi trên thế giới không chỉ gây lo ngại về lạm phát mà còn cho thấy triển vọng kinh tế u ám, khiến vàng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư vào lúc này", nhà phân tích Edward Meir của ED & F Man Capital Markets cho biết.

Giá vàng đã tăng gần 16% trong năm nay do các biện pháp kích thích trên toàn cầu gây lo ngại về lạm phát và "chiến tranh" tiền tệ.

Phiên vừa qua, đồng USD giảm 0,5% xuống 96,6 so với rổ các tiền tệ chủ chốt, khiến cho giá vàng trở nên rẻ hơn đối với những nhà đầu tư mua vàng bằng những loại tiền khác.

Ngân hàng Goldman Sachs ngày 19/6/2020 dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng do những mối lo ngại hiện tại và sự thiếu chắc chắn về triển vọng kinh tế do dịch Covid-19. Theo đó, dự báo về giá vàng trong vòng 3, 6 và 12 tháng tới được điều chỉnh tăng lên lần lượt 1.800 USD/ounce, 1.900 USD/ounce và 2.000 USD/ounce, từ mức 1.600, 1.650 và 1.800 USD dự báo trước đây.

Đồng tăng nhờ dòng Tweet của ông Trump

Giá đồng tăng trong phiên giao dịch vừa qua sau khi ông Trump đăng Tweet rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn nguyên gia trị. Một vài số liệu từ Mỹ và Châu Âu đem lại hy vọng kinh tế sẽ hồi phục cũng góp phần đẩy giá đồng đi lên.

Kết thúc phiên giao dịch, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,5% lên 5.907 USD/tấn, gần chạm mức cao nhất 5 tháng là 5.928 USD/tấn đạt được vào đầu tháng 6. Kim loại này đã tăng giá 35% kể từ tháng 3 đến nay.

Lý do giá tăng là bởi nhu cầu mạnh từ Trung Quốc – nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – và sự gián đoạn nguồn cung ở Chile – nhà sản xuất đồng lớn nhất toàn cầu. Nhu cầu đồng của Trung Quốc tháng 5/2020 tăng 1,6% so với tháng 5/2019.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Carius Menke của hãng Julius Baer, giá đồng khó có thể nhanh chóng quay trở lại mức cao trước khi xảy ra Covid-19 (6.343 USD/tấn, đạt được vào tháng 1/2020).

Cao su tăng sau khi ông Trump đảm bảo thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn nguyên giá trị

Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên vừa qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn đang đi đúng hướng.

Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn Tokyo tăng 0,1 JPY lên 157,8 JPY (1,47 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải vững ở 10.400 CNY (1.472 USD)/tấn.

Cà phê tăng

Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 0,2 US cent (0,2%) lên 98,2 US cent/lb, hồi phục từ mức thấp nhất 9 tháng là 94,55 US cent của tuần trước. Trái lại, robusta giao cùng kỳ hạn giảm 3 USD (0,3%) xuống 1.185 USD/tấn.

Quặng sắt giảm tiếp

Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm trong bối cảnh thiếu chắc chắn về triển vọng nhu cầu do Covid-19 và thị trường Trung Quốc sắp bước vào kỳ nghỉ Lễ hội Đua thuyền rồng – diễn ra từ cuối tuần này. Thị trường sẽ mở cửa trở lại từ thứ Hai tuần sau (29/6).

Trên sàn Đại Liên, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 0,3% xuống 757 CNY (107,05 USD)/tấn, là phiên giảm thứ 2 liên tiếp. Phiên liền trước, quặng sắt 62% nhập khẩu giao ngay giảm 1,5 USD xuống 102,5 USD/tấn.

Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil tăng 1,4 triệu tấn trong tuần vừa qua so với tuần trước, lên 26,57 triệu tấn.

Giá thép cũng giảm trong phiên vừa qua. Trên sàn Thượng Hải, thép cây kỳ hạn tháng 10 giảm 0,7% xuống 3.610 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 1,1% xuống 3.630 CNY/tấn, thép không gỉ giảm 0,2% xuống 13.190 CNY/tấn.

Nguồn Reuters đưa tin, Ấn Độ ngày 23/6 đã quyết định áp thuế chống phá giá đối với các sản phẩm thép cán phẳng (flat rolled steel) mạ hoặc tráng hợp kim nhôm và kẽm có xuất xứ từ các nước Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc. Theo đó, thuế này sẽ nằm trong khoảng 13,07- 173,10 USD/tấn, thời hạn áp thuế là 5 năm.

Trong mấy ngày qua, Ấn Độ đã thực hiện một số biện pháp để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước của mình, cụ thể hóa chủ trương của Thủ tướng Narendra Modi là thúc đẩy nền kinh tế trong nước đang bị chậm lại, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Động thái áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được coi là một trong những sự trả đũa vì vụ việc xung đột ở biên giới với Trung Quốc đã khiến cho 20 binh sĩ Ấn Độ bị thiệt mạng.

Đậu tương giảm, ngô thấp nhất 3 tuần

Giá ngô Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp, chạm mức thấp nhất 3 tuần, do thời tiết ở các khu vực trồng trọt của Mỹ được cải thiện sau đợt khô hạn gần đây, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Đậu tương cũng giảm giá trong phiên vừa qua vì lý do tương tự. Riêng giá lúa mì tăng do xu hướng hồi phục từ mức thấp nhất nhiều tháng của tuần trước.

Kết thúc phiên giao dịch, ngô kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago giảm 3-1/4 US cent xuống 3,25 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3/6; giá đậu tương giảm 1-1/4 US cent xuống 8,75 USD/bushel, trong khi lúa mì tăng 1 US cent lên 4,86 USD/bushel.

Đường giảm

Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,13 US cent (1,1%) xuống 11,79 US cent/lb do thị trường tiếp tục thiếu xu hướng rõ ràng sau khi giá giảm khỏi mức cao nhất 3 tháng là 12,27 đạt tới hồi đầu tháng 6/2020. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 1,9 USD (0,5%) xuống 362,60 USD/tấn.

Bông thấp nhất 1 tuần

Giá bông kỳ hạn tương lai trên sàn New York giảm do việc gieo trồng ở Mỹ thuận lợi khiến dự báo nguồn cung sẽ dồi dào, trong khi nhu cầu vẫn yếu do dịch bệnh.

Hợp đồng giao dịch bông kỳ hạn tháng 12 giảm 0,58 US cent (1%) trong phiên vừa qua, xuống 59,27 US cent/lb. Đâu phiên, có lúc hợp đồng này giảm xuống chỉ 58,55 US cent/lb, thấp nhất kể từ 16/6.

Giá bông đã giảm hơn 16% kể từ đầu năm đến nay, chủ yếu do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và dịch Covid-19 làm giảm sút nhu cầu.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng nay 24/6

Thị trường ngày 24/6: Giá vàng lập đỉnh 8 năm, dầu cao nhất 3 tháng - Ảnh 2.

Tin mới

65k gói bim bim mang danh “tacos đi bộ” ở Hà Nội khiến dân tình xôn xao, càng “dậy sóng hơn” khi chủ quán lên tiếng
10 giờ trước
Mở bán được vài tuần, quán taco ở Hà Nội không chỉ bị chê đắt mà còn khiến dân tình dậy sóng vì cách phản ứng của chủ quán.
Trong 3 tháng, Mỹ đã tăng mua một mặt hàng của Việt Nam, trị giá vượt 2 tỷ USD
9 giờ trước
Đây là dấu hiệu tích cực.
Vụ Mercedes-Benz S 450 L giá hơn 5 tỷ của Duy Mạnh bị cháy: Bảo hiểm định giá 2,9 tỷ, bên bán nói do chuột, chủ xe vẫn kiện tiếp
8 giờ trước
Mâu thuẫn giữa ca sĩ Duy Mạnh và bên bán chiếc Mercedes-Benz S 450 L Luxury bị cháy đang trở thành chủ đề bàn tán trên MXH.
Campuchia gửi 98% sản lượng một loại ‘báu vật’ sang Việt Nam: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta là ‘trùm’ xuất khẩu của thế giới
8 giờ trước
Việt Nam đã nhập khẩu gần 300 nghìn tấn hàng ‘cứu tinh’ từ Campuchia kể từ đầu năm đến nay.
Doanh số 'khủng' của loại bỉm từng gây tranh cãi Gooby: Thu về hơn 41 tỷ đồng trên TikTokShop, tăng trưởng tới 2.400%
8 giờ trước
Thương hiệu bỉm Gooby thuộc top 5 ngành hàng thuộc nhóm sức khỏe có doanh số cao nhất trên sàn thương mại điện tử trong quý 1/2025, theo Metric.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.524.396 VNĐ / tấn

166.90 JPY / kg

1.30 %

- 2.20

Đường

SUGAR

10.239.027 VNĐ / tấn

17.92 UScents / lb

0.62 %

+ 0.11

Cacao

COCOA

236.027.030 VNĐ / tấn

9,107.00 USD / mt

4.67 %

+ 406.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

212.459.801 VNĐ / tấn

371.84 UScents / lb

1.35 %

+ 4.96

Gạo

RICE

15.817 VNĐ / tấn

13.41 USD / CWT

0.97 %

- 0.13

Đậu nành

SOYBEANS

9.834.300 VNĐ / tấn

1,032.70 UScents / bu

0.32 %

+ 3.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.594.898 VNĐ / tấn

300.85 USD / ust

0.18 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc siết nhập khẩu từ Mỹ: Nhiều mặt hàng chủ lực giảm tới 90%, có sản phẩm về 0
12 giờ trước
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đang tác động trực tiếp lên dòng chảy hàng hóa giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thậm chí có một số mặt hàng còn giảm xuống mức 0.
Nông nghiệp Indonesia cần gì từ TTC AgriS?
14 giờ trước
Hiện thực hóa ngay các đồng thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4, hai tập đoàn nông nghiệp hàng đầu quốc gia TTC AgriS (Việt Nam) và Sungai Budi Group (Indonesia) đã ký kết hợp tác dưới chứng kiến của Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia cùng lãnh đạo cấp cao hai nước.
Xuất khẩu “không cho hết trứng vào một giỏ” ứng phó rủi ro thuế quan
16 giờ trước
Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển bền vững, tránh những rủi ro thì cần quán triệt nguyên tắc “không cho hết trứng vào một giỏ”
Loại quả phải “giải cứu” nhiều năm, nay giá còn cao hơn sầu riêng
18 giờ trước
Từng bị chặt bỏ để trồng sầu riêng nhưng một số nhà vườn cho hay giá bơ hiện nay còn cao hơn cả "vua" trái cây.