Giá dầu tiếp đà giảm
Giá dầu giảm 2% khi các nhà đầu tư lo ngại Quốc hội Mỹ có thể không đồng ý về gói kích thích và số liệu thất nghiệp tăng, trong khi các nhà phân tích cắt giảm dự báo nhu cầu năng lượng khi số trường hợp nhiễm virus corona tăng cao.
Chốt phiên giao dịch ngày 23/7, dầu thô Brent giảm 98 US cent tương đương 2,2% xuống 43,31 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 83 US cent tương đương 2% xuống 41,07 USD/thùng.
Giá dầu giảm mặc dù được hưởng lợi từ đồng USD chạm mức thấp nhất gần 22 tháng. Đồng USD suy yếu thường thúc đẩy hoạt động mua hàng hóa được định giá bằng đồng USD như dầu, do giá dầu mua bằng đồng USD trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Tuy nhiên, số liệu thất nghiệp và số trường hợp nhiễm virus corona tại Mỹ gia tăng gây áp lực giá dầu và thị trường chứng khoán.
Giá dầu giảm cùng với thị trường chứng khoán do lo ngại về gói kích thích của Mỹ, số liệu thất nghiệp tăng và nhu cầu năng lượng giảm – tất cả đều liên quan đến số trường hợp nhiễm virus corona tiếp tục tăng, John Kilduff, đối tác thuộc Again Capital LLC, New York cho biết.
Giá khí tự nhiên tăng hơn 6%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 6%, với một số cơn bão đang diễn ra tại vịnh Mexico và dự báo nhu cầu điều hòa không khí trong giai đoạn nắng nóng sẽ kéo dài ít nhất đến đầu tháng 8/2020.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 10,4 US cent tương đương 6,2% lên 1,785 USD/mmBTU, cao nhất kể từ ngày 10/7/2020.
Giá vàng gần mức đỉnh 1.900 USD/ounce, bạc cao nhất gần 7 năm
Giá vàng tăng hơn 1%, chỉ dưới mức đỉnh 1.900 USD/ounce đôi chút, được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu và kỳ vọng sẽ có nhiều biện pháp kích thích để vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi virus corona, trong khi số liệu thất nghiệp tại Mỹ tăng làm gia tăng mối lo ngại về nền kinh tế phục hồi chậm hơn.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,8% lên 1.886,09 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 (1.897,91 USD/ounce). Vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 1,3% lên 1.890 USD/ounce.
Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng 24% được hỗ trợ bởi lãi suất thấp và các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương lớn.
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước bất ngờ tăng – lần đầu tiên – trong gần 4 tháng, cho thấy thị trường lao động đang bị đình trệ, trong bối cảnh số trường hợp nhiễm bệnh mới gia tăng.
Giá bạc giảm 2,2% xuống 22,52 USD/ounce, trong đầu phiên giao dịch đạt mức cao nhất gần 7 năm.
Dự kiến giá palađi sẽ đạt 2.500 USD/ounce vào giữa năm 2021, do nguồn cung trong nửa cuối năm 2020 sẽ giảm bởi các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ.
Giá đồng tăng trở lại
Giá đồng tăng do tồn trữ tại London giảm và chi phí kim loại tăng đột biến.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,8% lên 6.534,5 USD/tấn và hướng theo mức cao nhất 2 năm (6.633 USD/tấn) trong tuần trước đó.
Giá đồng tăng từ mức thấp (4.371 USD/tấn) trong tháng 3/2020 khi virus corona lây lan và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kích thích nền kinh tế bằng cách thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ giá, nhà phân tích Kieran Clancy thuộc Capital Economics cho biết.
Giá đồng được hỗ trợ bởi tồn trữ tại London giảm xuống 55.950 tấn từ mức 250.000 tấn hồi giữa tháng 5/2020.
Giá quặng sắt giảm, thép cây tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm, khi nhu cầu từ các nhà máy thép nước này suy giảm, làm lu mờ kỳ vọng nhu cầu quặng sắt mùa vụ từ nước sản xuất thép hàng đầu thế giới tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 845,5 CNY (120,87 USD)/tấn, sau 2 phiên tăng liên tiếp.
Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Singapore tăng 0,7% lên 108,1 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,5%, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,8% song giá thép không gỉ giảm 1%.
Giá đường giảm trở lại
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE giảm 0,09 US cent tương đương 0,8% xuống 11,77 US cent/lb, sau khi tăng 1,6% trong phiên trước đó.
Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 2 USD tương đương 0,6% xuống 357 USD/tấn.
Giá cà phê đồng loạt giảm tại Việt Nam, Indonesia, New York và London
Giá cà phê tại Việt Nam giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung tại Indonesia và Brazil dồi dào.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen&vỡ) được chào giá cộng 160 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn London, giảm so với mức cộng 200-220 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá dao động 32.600-33.000 đồng (1,41-1,42 USD)/kg, tăng so với 32.000 đ/kg cách đây 1 tuần.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 250 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn London, giảm so với mức cộng 250-280 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 0,85 US cent tương đương 0,8% xuống 1,075 USD/lb, trong phiên trước đó đạt mức cao nhất 2 tháng (1,1195 USD/lb).
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 7 USD tương đương 0,5% xuống 1.350 USD/tấn.
Giá đậu tương và ngô tăng, lúa mì giảm
Giá đậu tương tại Chicago tăng được thúc đẩy bởi nhu cầu từ Trung Quốc, song căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang đã hạn chế đà tăng.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 4-1/2 US cent lên 9 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 3/4 US cent lên 3,35-1/2 USD/bushel, trong khi giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 5 US cent xuống 5,29-1/2 USD/bushel.
Giá gạo tăng tại Thái Lan, không thay đổi tại Ấn Độ và Việt Nam
Giá xuất khẩu gạo Thái Lan tăng, do mưa kéo dài dấy lên mối lo ngại nguồn cung, trong khi đại dịch virus corona trở nên tồi tệ ảnh hưởng đến vấn đề hậu cần của các nhà xuất khẩu Ấn Độ.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng lên 450-482 USD/tấn, so với 440-455 USD/tấn tuần trước đó.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan giảm dự báo xuất khẩu năm 2020 xuống 6,5 triệu tấn – thấp nhất 2 thập kỷ, do hạn hán và giá cả kém cạnh tranh.
Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt Nam dao động 440-450 USD/tấn so với 435-457 USD/tấn tuần trước đó.
Tại Ấn Độ, gạo 5% tấm không thay đổi ở mức 377-382 USD/tấn, trong khi nông dân mở rộng diện tích gieo trồng lúa vụ hè.
Giá dầu cọ giảm
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm do giá dầu đậu tương giảm, song mối lo ngại nguồn cung đã hạn chế đà suy giảm do mưa lớn tại các nước sản xuất hàng đầu Indonesia và Malaysia.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 7 ringgit tương đương 0,26% xuống 2.649 ringgit (623,59 USD)/tấn.
Dự báo sản lượng dầu cọ thô Indonesia năm 2020 sẽ giảm 1-2 triệu tấn so với 44 triệu tấn năm ngoái, trong khi sản lượng tại Malaysia dự kiến sẽ giảm 4,3% xuống 19 triệu tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 24/7