Thị trường ngày 25/10: Dầu tiếp đà tăng, vàng vượt mốc 1.500 USD/ounce, thép biến động trái chiều

25/10/2019 08:39
Giá các hàng hóa nguyên liệu chủ chốt đồng loạt tăng trong phiên vừa qua, trong đó vàng đạt mức cao nhất 2 tuần, bạch kim cao nhất 3 tuần, gạo cao nhất 4,5 tuần.

Dầu tăng tiếp

Giá dầu tiếp tục tăng do tồn trữ dầu Mỹ giảm ngoài dự kiến và khả năng OPEC sẽ tiếp tục hành động để hỗ trợ giá, mặc dù triển vọng nhu cầu không khả quan.

Chốt phiên đêm qua, dầu Tây Texas tăng 26 US cent tương đương 0,5% lên 56,23 USD/thùng, trong khi Brent tăng 50 US cent tương đương 0,8% lên 61,67 USD/thùng.

Số liệu tồn trữ dầu của Mỹ giảm 1,7 triệu thùng trong tuần qua tiếp tục đẩy giá dầu đi lên. Bên cạnh đó, một khối áp thấp nhiệt đới ở Vịnh Mỹ có 50% nguy cơ phát triển thành bão cũng có thể làm ảnh hưởng tới sản xuất dầu của nước này. Tuy nhiên, triển vọng nhu cầu vẫn gây lo ngại khi có thêm số liệu kinh tế kém lạc quan từ Đức.

Vàng cao nhất 2 tuần, bạch kim cao nhất 3 tuần

Giá vàng tăng lên mức cao nhất gần 2 tuần do số liệu kinh tế Mỹ yếu đi làm tăng kỳ vọng ngân hàng trung ương nước này (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất hơn nữa, trong khi bạch kim đạt mức cao nhất hơn 3 tuần.

Giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.501,97 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ 11/10. Vàng kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 0,6% lên 1.504,7 USD/ounce.

Số đơn đặt hàng mới của Mỹ trong tháng 9 giảm nhiều hơn mức dự kiến. Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro tháng 10/2019 cũng đình trệ do nhu cầu yếu. Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang đối mặt với áp lực chính sách ngày càng tăng khi kinh tế không ngừng giảm tốc bởi ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Bạch kim cũng tăng giá mạnh trong phiên vừa qua, thêm 0,7% lên 921,08 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ 30/9. Các nhà đầu tư dự đoán bạch kim sẽ có lợi khi nhà đầu tư chuyển hướng từ vàng sang kim loại quý này.

Palađi tăng 1,7% lên 1.771,42 USD/ounce, trong khi bạc tăng 1,4% lên 17,19 USD/ounce.

Quặng sắt và than đá tăng

Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc đầu phiên vừa qua giảm, nhưng nhanh chóng hồi phục để kết thúc phiên thứ 4 tăng liên tiếp bởi lạc quan về nhu cầu khi các nhà máy thép đang xem xét làm đầy kho dự trữ.

Quặng kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1 USD lên 628 CNY (88,9 USD)tấn, cao nhất kể từ 16/10.

Than đá – một nguyên liệu khác cũng để sản xuất thép – cũng tăng trong phiên vừa qua. Than luyện cốc tăng 0,4% lên 1.257 CNY/tấn, trong khi than cốc tăng 1% lên 1.781 CNY/tấn.

Thép biến động trái chiều

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 0,2% xuống 3.318 CNY/tấn, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,1% lên 3.356 CNY/tấn và thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,3% lên 15.005 CNY/tấn.

Nhập khẩu thép bán thành phẩm (dưới dạng phế liệu) vào Trung Quốc trong tháng 9/2019 tăng lên. Tuy nhiên, nhiều người dự báo ngành thép nước này từ nay đến cuối năm sẽ hoạt động không hết công suất vì chính sách chống ô nhiễm môi trường tập trung vào mùa Đông.

Cao su đồng loạt giảm

Giá cao su trên sàn Tokyo giảm từ mức cao kỷ lục 5 tuần do các nhà đầu tư bán kiếm lời. Cao su kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn TOCOM giảm 1,6 JPY xuống 168,8 JPY (1,55 USD)/kg. Cùng xu hướng, giá cao su kỳ hạn tháng 1 năm sau trên sàn Thượng Hải cũng giảm 65 CNY xuống 11.825 CNY (1.673 USD)/tấn, cao su TSR20 của Trung Quốc giảm 65 CNY xuống 9.990 CNY/tấn.

Cà phê giảm ở London và New York, tăng ở Việt Nam

Giá cà phê robusta giảm trong phiên vừa qua do dự báo Brazil sẽ được mùa cà phê 2019/20 và thời tiết ở Việt Nam cũng diễn biến thuận lợi. Robusta kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn London giảm 4 USD tương đương 0,3% xuống 1.237 USD/tấn. Cùng chung xu hướng, arabica trên sàn New York kỳ hạn tháng 12/2019 cũng giảm 1,3 US cent tương đương 1,3% xuống 96,45 US cent/lb.

Tại Châu Á, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam hồi phục từ mức thấp nhất 4 tháng trong khi giao dịch tại Indonesia trầm lắng.

Cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) được chào giá cộng 100 – 120 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 1/2020 của sàn London. Trên thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 31.000-31.500 đồng (1,34-1,36 USD)/kg, tăng so với 30.000 đồng hồi tuần trước. Lý do bởi lượng tồn trữ cà phê vụ 2018/19 không còn nhiều trong khi một số nhà xuất khẩu vẫn cần mua để thực hiện những hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, nhiều thương nhân dự báo giá chưa chắc sẽ tăng hơn nữa.

Tại Indonesia, cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 260 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020 của sàn London. Tuần trước, mức cộng so với hợp đồng kỳ hạn tháng 12/2019 là 300 USD. Hiện cả cung và cầu ở thị trường này đều ở mức thấp.

Gạo Châu Á tăng, Việt Nam cao nhất 4,5 tháng

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam tuần này đồng loạt tăng, trong đó gạo Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 4,5 tháng do nhu cầu mạnh từ Châu Phi và Cuba trong khi nguồn cung không còn nhiều.

Gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức 350 – 355 USD/tấn, so với 350 USD/tấn cách đây một tuần. Thị trường Việt Nam có thể sẽ còn sôi động hơn nữa bởi Philippines có thể sẽ sớm xem xét nới lỏng những hạn chế nhập khẩu gạo.

Giá tại Ấn Độ và Thái Lan cũng tăng do nội tệ mạnh lên, mặc dù nhu cầu vẫn thấp. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tăng lên 368 – 372 USD/tấn, từ mức 365 – 370 USD/tấn cách đây một tuần, gạo 5% tấm của Thái Lan đạt 396 – 410 USD/tấn, so với 395-400 USD/tấn cách đây một tuần

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 25/10

Thị trường ngày 25/10: Dầu tiếp đà tăng, vàng vượt mốc 1.500 USD/ounce, thép biến động trái chiều - Ảnh 1.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
7 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
9 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.