Giá dầu giảm 2%
Giá dầu giảm 2%, sau khi EU không đồng ý về kế hoạch cấm vận dầu của Nga và xuất khẩu từ Caspian Pipeline Consortium (CPC) Kazakhstan có thể được tiếp tục.
Chốt phiên giao dịch ngày 24/3, dầu thô Brent giảm 2,57 USD tương đương 2,1% xuống 119,03 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,59 USD tương đương 2,3% xuống 112,34 USD/thùng. Trong phiên trước đó, cả hai loại dầu đều đạt mức cao nhất kể từ ngày 8/3/2022.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 2 ngày từ ngày thứ năm (24/2/2022), để cùng mua khí tự nhiên nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga, một số sẽ không tuân thủ yêu cầu của Moscow về việc mua dầu và khí đốt bằng đồng RUB. Tuy nhiên, các quốc gia EU vẫn còn chia rẽ về việc có nên trừng phạt trực tiếp dầu và khí đốt của Nga hay không, một động thái đã được Mỹ thực hiện.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine từ ngày 24/2/2022, khiến EU cam kết sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga bằng cách tăng cường nhập khẩu từ các nước khác và nhanh chóng mở rộng năng lượng tái tạo.
Giá khí tự nhiên vẫn cao nhất 7 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 3% lên mức cao nhất 7 tuần, do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong tuần tới cao hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York tăng 16,9 US cent tương đương 3,2% lên 5,401 USD/mmBTU – cao nhất kể từ ngày 2/2/2022 – phiên thứ 3 liên tiếp.
Giá vàng cao nhất hơn 1 tuần
Giá vàng tăng lên mức cao nhất hơn 1 tuần, do lo ngại giá tăng vọt và sự không chắc chắn xung quanh cuộc xung đột Nga – Ukraine, thúc đẩy nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn là vàng.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 1% lên 1.963,21 USD/ounce – cao nhất kể từ ngày 14/3/2022 và vàng kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York tăng 1,3% lên 1.962,2 USD/ounce.
Giá nickel tăng, nhôm giảm
Giá nickel tăng, được thúc đẩy bởi lo ngại về nguồn cung do xung đột Nga – Ukraine.
Giá nickel trên sàn London tăng 15% lên 37.325 USD/tấn và giá nickel trên sàn Thượng Hải tăng 17% lên 233.710 CNY (36.666,14 USD)/tấn.
Giá nhôm trên sàn London giảm 1,5% xuống 3.600 USD/tấn, sau khi tăng 4,2% trong phiên trước đó.
Nga cung cấp khoảng 10% nickel toàn cầu, được sử dụng sản xuất thép không gỉ và ắc quy xe điện, đồng thời cũng sản xuất khoảng 6% lượng nhôm toàn cầu.
Giá thép không gỉ cao nhất hơn 2 tuần, quặng sắt tăng
Giá thép không gỉ tại Trung Quốc tăng hơn 10% lên mức cao nhất kể từ ngày 9/3/2022, sau khi giá nickel nguyên liệu tăng lên mức giới hạn trên cả 2 sàn London và Thượng Hải.
Giá nickel trên sàn London tăng 15% - lần đầu tiên – kể từ khi giao dịch được nối lại vào tuần trước. Giá nickel trên sàn Thượng Hải vào lúc mở cửa tăng 17%.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 4/2022 tăng 6,7% lên 21.680 CNY (3.405 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá thép không gỉ tăng lên 22.345 CNY/tấn. Giá thép cây kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 0,4% lên 4.945 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,5% lên 5.173 CNY/tấn.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 1,3% lên 818 CNY/tấn. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc không thay đổi ở mức 147 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 5 liên tiếp, do đồng JPY suy yếu so với đồng USD, cùng với đó là nguồn cung hạn chế và thị trường chứng khoán Tokyo tăng mạnh đã hỗ trợ giá.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Osaka tăng 2,7 JPY tương đương 1,1% lên 255,2 JPY (2,1 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 80 CNY lên 13.465 CNY (2.114,81 USD)/tấn.
Mưa lớn tại Thái Lan trong tuần qua đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mủ cao su, khiến nguồn nguyên liệu thô thắt chặt và đầy giá tăng cao, thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết.
Giá cà phê tăng tại Việt Nam, không thay đổi tại Indonesia, giảm tại London và New York
Hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam diễn ra chậm chạp, do tồn trữ thấp, nhu cầu giảm và giá thế giới giảm, trong khi đó giá cà phê tại Indonesia không thay đổi do nguồn cung khan hiếm trước vụ thu hoạch kém.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) chào bán ở mức trừ lùi 240-250 USD/tấn, so với mức trừ lùi 220-240 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 41.200-42.400 VND (1,8-1,85 USD)/kg, cao hơn so với 40.200-42.000 VND/kg tuần trước đó.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức trừ lùi 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2022 và không thay đổi so với cách đây 1 tuần.
Tại New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 1,4% xuống 2,2185 USD/lb.
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 3 USD tương đương 0,1% xuống 2.136 USD/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường thô tăng lên mức cao nhất 2 tuần, do đồng real Brazil tiếp tục tăng và xung đột Nga – Ukraine đẩy giá dầu tăng cao.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE tăng 0,02 US cent tương đương 0,1% lên 19,26 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London tăng 1,6 USD tương đương 0,6% lên 551,6 USD/tấn.
Giá lúa mì, ngô và đậu tương giảm
Giá lúa mì và ngô tại Chicago giảm, bất chấp nguồn cung gián đoạn từ khu vực biển Đen sau cuộc xung đột Nga – Ukraine cách đây 1 tháng.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 18 US cent xuống 17-3/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 9-1/2 US cent xuống 7,48-1/4 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 20 US cent xuống 10,85-3/4 USD/bushel.
Giá gạo giảm tại Thái Lan và Ấn Độ, không thay đổi tại Việt Nam
Giá gạo xuất khẩu tại các nước xuất khẩu hàng đầu - Ấn Độ và Thái Lan – giảm, do đồng nội tệ suy giảm trở lại trong khi các thương nhân chờ đợi vụ thu hoạch sắp tới tại Việt Nam.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm xuống 408-412 USD/tấn, so với 410-428 USD/tấn tuần trước đó, do đồng baht giảm so với đồng USD.
Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, giá gạo 5% tấm giảm xuống 370 USD/tấn so với 371-378 USD/tấn cách đây 1 tuần, do đồng rupee giảm trong bối cảnh nhu cầu từ các khách mua hàng chủ chốt duy trì vững.
Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt Nam ở mức 415-420 USD/tấn), không thay đổi so với cách đây 1 tuần.
Giá dầu cọ giảm
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm sau khi giá dầu thô giảm, khiến dầu cọ trở thành lựa chọn kém hấp dẫn đối với nguyên liệu sản xuất dầu sinh học, trong khi các nhà đầu tư theo dõi diễn biến các cuộc họp ở châu Âu về xung đột tại Ukraine.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Bursa Malaysia giảm 4,02% xuống 5.943 ringgit (1.406,96 USD)/tấn, xói mòn mức tăng tổng cộng 10% trong 3 phiên liên tiếp trước đó.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 25/3: