Thị trường ngày 2/8: Giá dầu và vàng giảm, ngô thấp nhất 4 năm

02/08/2024 07:47
Phiên thứ Năm (1/8), giá hàng hóa từ dầu, vàng tới cà phê, cao su đồng loạt giảm. Mặt hàng hiếm hoi tăng giá là quặng sắt.

Dầu giảm hơn 1 USD

Giá dầu đã giảm hơn 1 USD vào ngày 1/8 khi nguồn cung toàn cầu dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi lo ngại về cuộc khủng hoảng lan rộng ở Trung Đông sau khi một nhà lãnh đạo Hamas ở Iran bị ám sát. Các nhà đầu tư tập trung trở lại vào mối lo ngại về nhu cầu.

Giá dầu thô Brent lúc kết thúc phiên giảm 1,32 USD, hay 1,6%, xuống còn 79,52 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,60 USD, hay 2,1%, xuống còn 76,31 USD.

Một cuộc họp của các bộ trưởng hàng đầu OPEC+ đã giữ nguyên chính sách sản lượng dầu, bao gồm cả kế hoạch bắt đầu tháo gỡ dần kế hoạch cắt giảm sản lượng kể từ tháng 10/2024.

Về lâu dài, các nhà đầu tư không tin tưởng vào nhu cầu của Trung Quốc. Dữ liệu sản xuất Trung Quốc vừa công bố càng khiến các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu.

Vàng giảm từ mức cao nhất 2 tuần

Giá vàng kết thúc phiên giảm nhẹ vào thứ Năm do khi đồng USD tăng, sau khi đạt mức cao nhất 2 tuần vào đầu phiên do kỳ vọng về việc Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn tăng cao. Thị trường vàng cũng chuyển trọng tâm chú ý sang dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Vàng giao ngay kết thúc phiên giảm khoảng 0,4% xuống còn 2.438,32 USD/ounce. Tuy nhiên, hợp đồng vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 tăng 0,3% lên 2.480,8 USD.

Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách vào thứ Tư, Chủ tịch Jerome Powell cho biết lãi suất có thể được cắt giảm sớm nhất là vào tháng 9 nếu nền kinh tế Mỹ đi theo lộ trình dự kiến.

Quặng sắt tăng

Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai vào thứ Năm tăng lên mức cao nhất trong hơn một tuần, được thúc đẩy bởi triển vọng nhu cầu lạc quan của nhà sản xuất hàng đầu Rio Tinto đối với người tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc và hy vọng tiếp tục về nhiều biện pháp kích thích hơn từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc kết thúc phiên tăng 2,35% ở mức 783,5 nhân dân tệ (108,28 USD) một tấn. Trong phiên, có lúc giá đạt 790,5 nhân dân tệ, mức cao nhất kể từ ngày 23 tháng 7.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 Strên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore tăng 1,91% lên 102,85 USD/tấn.

Dữ liệu kinh tế Trung Quốc yếu hơn dự kiến đã làm tăng thêm hy vọng về các biện pháp kích thích mới của chính phủ nước này.

Đồng giảm do dữ liệu sản xuất nhà máy của Trung Quốc yếu

Giá đồng giảm vào thứ Năm do dữ liệu nhà máy tệ hơn dự kiến tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu và hàng tồn kho tăng làm nổi bật tình trạng dư cung.

Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,9% xuống còn 9.048 USD/tấn, sau khi tăng 2,8% trong phiên trước.

Các nhà đầu tư đã thất vọng vì Trung Quốc chưa công bố các biện pháp kích thích lớn để thúc đẩy nền kinh tế.

Lượng đồng tồn trữ trong các kho của sàn LME đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 6 và đạt mức cao nhất trong vòng gần ba năm cũng đang gây áp lực giảm giá.

Chỉ số USD mạnh cũng gây áp lực lên giá kim loại, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng USD trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Cao su giảm

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm vào thứ Năm, chịu sức ép từ dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc và đồng yên mạnh hơn.

Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên Sở giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên giảm 3,8 yên, hay 1,21%, xuống 311,3 yên (2,08 USD)/kg.

Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 110 nhân dân tệ, tương đương 0,78%, lên 14.260 nhân dân tệ (1.970,51 USD)/tấn.

Yên tăng gần 1% lên 148,51 đổi 1 USD, mức cao nhất kể từ giữa tháng 3, trước khi ổn định ở mức 149,95, sau động thái xoay trục chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản.

Cà phê giảm

Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 0,7% xuống 4.233 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất trong bốn tuần là 4.158 USD/tấn.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 0,9% xuống còn 2,2725 US/lb, sau khi chạm mức thấp nhất trong gần một tháng là 2,2525 USD/lb.

Đường thô giảm khi triển vọng mùa màng ở Ấn Độ cải thiện

Giá đường thô kỳ hạn tương lai trên sàn ICE lúc kết thúc phiên thứ Năm giảm sau khi thời tiết ở các khu vực trồng mía ở Ấn Độ có mưa, cải thiện triển kỳ vọng về vọng sản lượng.

Đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,44 cent, hay 2,3%, xuống18,50 cent/lb.

Ấn Độ sẽ đón mùa mưa với lượng mưa cao hơn mức trung bình khi hình thành kiểu thời tiết La Nina vào tháng 8 và tháng 9, hứa hẹn sẽ thúc đẩy sản lượng nông nghiệp và tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.

Đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 2,1% xuống còn 523,50 USD/tấn.

Ngô thấp nhất trong bốn năm, đậu tương cũng giảm, riêng lúa mì tăng

Giá ngô và đậu tương Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần bốn năm khi cơ quan khí tượng Mỹ dự báo thời tiết mát mẻ, mưa nhiều ở Vành đai trồng Ngô thúc đẩy kỳ vọng về năng suất.

Giá lúa mì tăng do lo ngại về thời tiết trên toàn cầu trong bối cảnh trong giao dịch hỗn loạn.

Hợp đồng ngô hoạt động tích cực nhất trên Sàn giao dịch Chicago kết thúc phiên giảm 1-1/4 cent xuống còn 3,98-1/2 USD/bushel, sau khi đạt 3,95 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020. Giá đậu tương giảm 6 cent xuống còn 10,16-1/2 USD/bushel.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 2/8:

Thị trường ngày 2/8: Giá dầu và vàng giảm, ngô thấp nhất 4 năm - Ảnh 1

Tin mới

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
7 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
7 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
5 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
5 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
4 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

76.967.354 VNĐ / lượng

2,592.60 USD / toz

1.30 %

+ 33.30

Bạc

SILVER

924.255 VNĐ / lượng

31.13 USD / toz

3.16 %

+ 0.95

Đồng

COPPER

236.033.466 VNĐ / tấn

434.80 UScents / lb

1.14 %

+ 4.90

Bạch kim

PLATINUM

29.310.294 VNĐ / lượng

987.30 USD / toz

1.28 %

+ 12.50

Nickel

NICKEL

402.544.983 VNĐ / tấn

16,348.00 USD / mt

0.71 %

+ 115.00

Chì

LEAD

51.241.504 VNĐ / tấn

2,081.00 USD / mt

2.13 %

+ 43.50

Nhôm

ALUMINUM

62.494.444 VNĐ / tấn

2,538.00 USD / mt

0.06 %

+ 1.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
4 giờ trước
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
21 giờ trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
1 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
1 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.