Dầu tăng 5%
Giá dầu tăng mạnh trong phiên cuối tuần, dầu thô Mỹ ghi nhận mức tăng kỷ lục trong tháng 5, do hy vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn nguyên vẹn và sản lượng dầu thô đang giảm.
Chốt phiên 29/5, dầu WTI kỳ hạn tháng 7 tăng 1,78 USD hay 5,3% lên 35,49 USD/thùng. Dầu thô Brent cùng kỳ hạn tăng 4 US cent hay 1,73 % lên 34,68 USD/thùng, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng 8 tăng 1,81 USD hay 5% lên 37,84 USD.
Cả hai hợp đồng có tháng tăng mạnh do sản lượng toàn cầu giảm và dự đoán nhu cầu tăng khi một số nơi của Mỹ, gồm thành phố New York và các quốc gia khác mở cửa lại sau khi bị phong tỏa.
WTI ghi nhận tháng tăng kỷ lục 88% trong tháng 5 sau khi giao dịch âm trong tháng trước đó, dầu Brent tăng 40%, sẽ là tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/1999.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền sẽ bắt đầu loại bỏ việc đối xử đặc biệt với Hong Kong để đáp lại kế hoạch của Trung Quốc áp đặt luật thuế an ninh mới trên lãnh thổ Hong Kong, nhưng ông không nói giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại Washington – Bắc Kinh đang gặp nguy hiểm.
Dầu cũng được hỗ trợ bởi số lượng giàn khoan dầu và khí của Mỹ và Canada thấp kỷ lục, cho thấy nguồn cung tiếp tục giảm tại nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới này.
Theo công ty Baker Hughes số giàn khoan dầu và khí của Mỹ giảm 17 giàn xuống mức thấp kỷ lục 301 giàn trong tuần này.
Vàng tăng
Giá vàng tăng 1% trong phiên vừa qua khi các nhà đầu tư chờ đợi phản ứng của Tổng thống Mỹ đối với luật an ninh quốc gia của Trung Quốc áp dụng cho Hong Kong và tác động tiềm tàng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh.
Vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.734,70 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 chốt phiên tăng 1,4% lên 1.751,7 USD/ounce.
Ngay cả khi với nhiều nền kinh tế mở cửa lại, tình trạng kinh tế vẫn hoàn toàn yếu. Vì thế với căng thẳng địa chính trị mới có nghĩa là sự phục hồi ở nhiều nơi trên thế giới có thể mất nhiều thời gian hơn, điều này có thể khiến giá vàng tăng.
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn trong vàng và giá vàng theo xu hướng tăng hơn 3% một tháng.
Cũng hỗ trợ vàng là các gói kích thích chưa từng có được các ngân hàng trung ương đưa ra để hạn chế thiệt hại kinh tế bởi đại dịch Covid-19.
Đồng tăng do hy vọng nhu cầu
Đồng tăng trong phiên cuối tuần và tăng tháng thứ 2 liên tiếp, do dự đoán kích thích kinh tế từ Trung Quốc nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới, trong khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hạn chế đà tăng.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,9% lên 5.381 USD/tấn. Kim loại này đã tăng 3,5% trong tháng 5.
Trung Quốc nhập khẩu ít nhất 2 lô quặng đồng từ Mỹ sau khi Bắc Kinh cho phép các công ty Trung Quốc miễn trừ thuế quan của chiến tranh thương mại với nguyên liệu này.
Tồn kho đồng tại kho của sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh nhất trong tuần này kể từ tháng 9/2017, do nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc.
Quặng sắt Trung Quốc tăng hơn 6%
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng hơn 6% trong phiên cuối tháng và đánh dấu tuần thứ 5 tăng liên tiếp bởi sản lượng các nhà máy thép tăng và lo ngại nguồn cung ở Brazil do đại dịch.
Công suất sử dụng tại các lò cao trong 247 nhà máy khắp Trung Quốc được công ty tư vấn Mysteel theo dõi tăng lên 91,38% tính tới ngày 30/5 từ 90,49%.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng khoảng 6,7% lên 754 CNY (105,5 USD)/tấn, trước khi đóng cửa tăng 6,4% lên 752 CNY/tấn. Hợp đồng này tăng 5% trong tuần này.
Giá cũng tăng trong bối cảnh lo lắng về nguồn cung ở Brazil, khi số người lây nhiễm tại quốc gia này đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Thép cây dùng trong xây dựng giao tháng 10 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2,5% lên 3.579 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng đóng cửa tăng 3,2% lên 3.542 CNY/tấn.
Thép không gỉ giảm 0,5% xuống 12.955 CNY/tấn.
Cao su giảm
Giá cao su tại Tokyo giảm do các nhà đầu tư đợi phản ứng của Tổng thống Mỹ Donal Trump với việc thắt chặt kiểm soát Hong Kong của Trung Quốc. Tổng thống Trump cho biết ông sẽ tổ chức một cuộc họp báo về Trung Quốc trong ngày.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Tokyo đóng cửa giảm 0,1 JPY xuống 153,5 JPY (1,4 USD)/kg. Tuy nhiên, giá đã tăng 1,3% trong tuần và tăng 1,9% trong tháng này.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tại Thượng Hải giảm 70 CNY, xuống 10.165 CNY (1.424 USD)/tấn.
Đồng JPY mạnh lên khiến các tài sản định giá bằng JPY đắt hơn khi mua bằng các đồng tiền khác.
Cà phê arabica thấp nhất 7 tháng
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 2,8 US cent hay 2,8% xuống 96,3 US cent /lb,mức thấp nhất 7 tháng.
Các đại lý cho biết tâm lý vẫn là giảm giá với nhu cầu đang suy yếu và triển vụ sản lượng lớn tại Brazil nơi vụ thu hoạch đang diễn ra không có bất kỳ dấu hiệu gián đoạn đáng kể nào trong năm nay.
Sau khi tăng 25% trong tháng 3 do lo lắng về nguồn cung từ Nam Mỹ sẽ bị gián đoạn, giá đã giảm một lần nữa kể từ đó.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 8 USD hay 0,7% xuống 1.169 USD/tấn với nhu cầu robusta đang bật lên do tỷ lệ được tiêu thụ tại hộ gia đình tăng lên.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm dự kiến tăng 4,7% so với một năm trước lên 813.000 tấn.
Đường tăng
Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,11 US cent hay 1% lên 10,91 US cent/lb. Giá đường đóng cửa tăng bất chấp đồng real của Brazil tiếp tục suy yếu. Có nhu cầu tốt trong thị trường trong giai đoạn khi các nguồn cung cấp từ một số nhà xuất khẩu như Thái Lan dường như bị hạn chế.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,7 USD hay 0,2% lên 362,20 USD/tấn.
Ngô, đậu tương giảm do căng thẳng Mỹ - Trung
Giá ngô và đậu tương của Mỹ giảm do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang về luật an ninh quốc gia của Trung Quốc đối với Hong Kong.
Ba nguồn tin cho biết Trung Quốc có thể giảm nhập khẩu nông sản của Mỹ nếu Washington đưa ra phản ứng ngay gắt trước nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia với Hong Kong.
Tuy nhiên, lúa mì tăng giá khi các thương nhân đánh giá dự báo thời tiết ấm, khô ở đồng bằng Mỹ và giảm ước tính sản lượng tại Châu Âu.
Hợp đồng ngô được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 1-3/4 US cent xuống 3,25-3/4 USD/bushel, tính chung cả tuần tăng 2,3%, tăng một tuần mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 29/11/2019. Ngô đã tăng 1,7% trong tháng 5, mạnh nhất kể từ tháng 9/2019 và tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 12/2019.
Đậu tương giảm 6-1/4 US cent xuống 8,4-3/4 USD/bushel, kết thúc tuần tăng 1,7% là tuần tăng giá đầu tiên trong 3 tuần. Tính chung cả tháng, đậu tương giảm 0,9%, giảm tháng thứ 3 liên tiếp.
Lúa mì tăng 6-1/4 US cent lên 5,20-3/4 USD/bushel, tăng 2,4% trong tuần nay, mạnh nhất kể từ 27/3/2020.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 30/05