Dầu tiếp tục tăng
Giá dầu tiếp tục tăng lên do dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh làm lu mờ tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu chậm lại, trong bối cảnh nghi ngờ về việc giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ - Trung.
Chốt phiên giao dịch đêm qua 5/9, dầu thô Brent tăng 25 US cent lên 60,95 USD/thùng. Dầu thô Tây Texas WTI tăng 4 US cent lên 56,3 USD/thùng.
Dự trữ dầu thô và sản phẩm dầu của Mỹ trong tuần trước giảm tuần thứ 3 liên tiếp bất chấp nhập khẩu dầu tăng, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết. Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,8 triệu thùng, gần gấp đôi so với dự báo của các nhà phân tích xuống 423 triệu thùng, thấp nhất kể từ tháng 10/2018.
Khí tự nhiên rời khỏi mức cao nhất 7 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm từ mức cao nhất 7 tuần, sau số liệu cho thấy rằng mức dự trữ hàng tuần lớn hơn so với dự kiến.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn New York giảm 10 US cent tương đương 0,4% xuống 2,435 USD/mmBTU, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 12/7/2019 trong phiên trước đó.
Vàng giảm 2%, bạc giảm 4%, palađi cao nhất hơn 1,5 tháng
Vàng giảm hơn 2% và bạc giảm hơn 4% do số liệu kinh tế của Mỹ cao hơn so với dự kiến và kỳ vọng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lắng xuống đã thúc đẩy lợi suất kho bạc và giảm bớt lo ngại suy thoái kinh tế, khiến nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn như vàng suy giảm.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 2,3% xuống 1.517,2 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.509,03 USD/ounce, phiên giảm mạnh nhất trong hơn 2,5 năm. Vàng kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New York giảm 2,2% xuống 1.525,9 USD/ounce.
Đồng thời, bạc giảm 4,2% xuống 18,74 USD/ounce, trước đó trong phiên giảm xuống 18,48 USD/ounce, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong 2,5 năm.
Trong khi đó, palađi tăng 0,6% lên 1.562,93 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.567,68 USD/ounce, cao nhất trong hơn 1,5 tháng.
Đồng cao nhất hơn 2 tuần
Giá đồng tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 19/8/2019, sau khi Trung Quốc và Mỹ đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp cao, dấy lên kỳ vọng kết thúc một cuộc tranh chấp thương mại đã làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu và tiêu thụ kim loại giảm.
Giá đồng kỳ hạn trên sàn London tăng 1,7% lên 5.845 USD/tấn.
Quặng sắt tiếp tục tăng, thép trồi sụt
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 6 liên tiếp, sau khi chính phủ nước này cam kết sẽ thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế chậm chạp.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 1,2% lên 647 CNY/tấn.
Đồng thời, giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 3.439 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,4% xuống 3.442 CNY/tấn.
Bộ Thương mại Mỹ công bố sẽ áp đặt thuế đối với thép kết cấu Trung Quốc và Mexico lên đến 141% và 31% theo thứ tự lần lượt.
Cao su giảm tại Tokyo nhưng tăng tại Thượng Hải
Giá cao su tại Tokyo giảm do lo ngại dư cung song giá cao su kỳ hạn tăng tại Thượng Hải.
Trên sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 0,7 JPY (0,0066 USD) xuống 165,7 JPY/kg, trong khi đó giá cao su kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,2 JPY lên 141,2 JPY/kg.
Tại Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 55 CNY (7,75 USD) lên 12.060 CNY/tấn, giá cao su TSR20 kỳ hạn tăng 20 CNY lên 10.310 CNY/tấn.
Đường thấp nhất 11 tháng
Giá đường chạm mức thấp nhất 11 tháng xuống dưới 11 US cent/lb, do nguồn cung từ châu Á tăng mạnh và giá hợp đồng đường trắng giảm trước khi hết hiệu lực vào tuần tới.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn ICE giảm 0,04 US cent tương đương 0,4% xuống 10,97 US cent/lb, thấp nhất kể từ cuối tháng 9/2018, trong phiên có lúc chạm 10,86 US cent/lb. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE giảm 70 US cent tương đương 0,2% xuống 302,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ giữa tháng 7/2019.
Cà phê giảm mạnh
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn ICE giảm 1,2 US cent tương đương 1,2% xuống 95,4 US cent/lb, vẫn xa so với mức thấp nhất 5 tháng (93,4 US cent/lb) trong ngày 20/8/2019. Giá cả phê robusta kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn ICE giảm 38 USD tương đương 2,9% xuống 1.272 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.262 USD/tấn.
Gạo đồng loạt giảm tại Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan
Giá xuất khẩu gạo Ấn Độ trong phiên vừa qua chịu áp lực giảm do đồng rupee suy yếu, trong khi đồng baht tăng mạnh đẩy giá gạo Thái Lan lên gần mức cao nhất hơn 1 năm và đắt hơn so với các đối thủ châu Á.
Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm ở mức 369-374 USD/tấn, giảm so với 374-378 USD/tấn trong phiên trước đó, do đồng rupee suy yếu mặc dù nhu cầu từ các nước châu Phi tăng mạnh.
Tại Thái Lan, giá gạo trắng 5% tấm giảm nhẹ xuống 410-422 USD/tấn, so với 410-430 USD/tấn trong phiên trước đó. Ở mức trung bình 416 USD/tấn, gạo Thái Lan đang giao dịch gần mức cao nhất kể từ tháng 6/2018.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm giảm xuống 325-330 USD/tấn so với 335-340 USD/tấn trong phiên trước đó, do nhu cầu yếu.
Đậu tương thấp nhất 1 tuần
Giá đậu tương tại Mỹ giảm hơn 1% do lo ngại nguồn cung và nhu cầu xuất khẩu suy yếu, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn Chicago giảm 14 US cent xuống 8,61-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 8,58-1/4 USD/bushel, thấp nhất 1 tuần.
Lúa mì và ngô tăng
Trong khi đó, giá lúa mì và ngô đều tăng do hoạt động đẩy mạnh mua vào và lo ngại về hạn hán tại Australia.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 5-1/2 US cent lên 4,66-1/4 USD/bushel và giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 1/4 US cent lên 3,58-3/4 USD/bushel.
Dầu cọ thấp nhất 2 tuần
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, sau khi nước nhập khẩu dầu thực vật hàng đầu - Ấn Độ - nâng thuế dầu cọ tinh chế từ Malaysia lên 50% từ mức 45% trong 6 tháng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn Bursa Malaysia giảm 0,6% xuống 2.175 ringgit (519,09 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm 1,1% xuống 2.163 ringgit/tấn, thấp nhất kể từ ngày 21/8/2019.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 6/9