Dầu diễn biến trái chiều
Giá dầu diễn biến trái chiều và từ bỏ mức tăng trong đầu phiên giao dịch, khi OPEC và đối tác Nga đưa ra những tín hiệu không đồng nhất về việc cắt giảm sản lượng nhằm giảm thiểu tác động của nhu cầu toàn cầu suy yếu bởi virus corona.
Chốt phiên giao dịch ngày 6/2, dầu thô Brent giảm 35 US cent xuống 54,93 USD/thùng song dầu thô Tây Texas WTI tăng 20 US cent lên 50,95 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều tăng hơn 1 USD trong đầu phiên giao dịch, sau đó rời khỏi mức tăng do các thương nhân chờ đợi xem liệu Nga có tham gia trong việc cắt giảm thêm sản lượng cùng với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh hay không?.
Khí tự nhiên tăng nhẹ
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng nhẹ do dự báo thời tiết lạnh hơn, nhu cầu sưởi ấm tăng cao và sản lượng giảm bù đắp mức tồn trữ cao hơn so với dự kiến trong tuần trước, trong khi giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường thế giới giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York tăng 0,1 US cent tương đương 0,1% lên 1,862 USD/mmBTU, đóng cửa phiên 3/2/2020 giá khí tự nhiên chạm 1,819 USD/mmBTU - thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Vàng tiếp đà tăng, bạch kim cao nhất 1 tuần
Giá vàng tăng do kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ giữ lãi suất thấp và sự không chắc chắn xung quanh tác động kinh tế của virus corona, đã thúc đẩy hoạt động mua vàng.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,6% lên 1.565,42 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.546,9 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 21/1/2020 và vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York tăng 0,5% lên 1.570 USD/ounce.
Trong khi đó, giá bạch kim giảm 2,4% xuống 957,83 USD/ounce sau khi đạt mức cao nhất 1 tuần (987,6 USD/ounce).
Trung Quốc sẽ giảm 1/2 thuế quan bổ sung đối với hàng hóa của Mỹ và ký kết thêm chi tiêu của chính phủ, giảm thuế và trợ cấp cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi virus corona.
Đồng giảm trở lại
Giá đồng giảm trở lại từ mức cao trong đầu phiên giao dịch do các trường hợp nhiễm virus corona tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – tiếp tục tăng.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,6% lên 5.813,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 27/1/2020, song đóng cửa phiên giảm trở lại. Tính từ đầu tuần đến nay, giá đồng tăng khoảng 5%, sau khi chạm mức thấp nhất 5 tháng trong ngày 3/2/2020.
Hansen dự kiến giá đồng trên sàn London sẽ duy trì ổn định ở mức 5.550-5.800 USD/tấn.
Giá đồng tăng được hỗ trợ bởi lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung kim loại tinh chế do các hạn chế vận chuyển tại Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự bùng phát của virus corona.
Quặng sắt và thép đều tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng trở lại, sau khi Bắc Kinh tuyên bố cắt giảm thuế quan đối với hàng loạt hàng nhập khẩu của Mỹ, giúp thị trường tài chính hồi phục từ tác động của virus corona lây lan mạnh.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 590 CNY (84,64 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 1,1% lên 79,4 USD/tấn.
Trong 3 phiên từ ngày 3-5/2/2020, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm tổng cộng 11,3% do lo ngại nhu cầu tại nước nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép hàng đầu thế giới bởi tác động của virus corona.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,1%, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,1% và giá thép không gỉ tăng 0,1%.
Trung Quốc cho biết sẽ giảm 1/2 thuế quan bổ sung đối với 1.717 hàng hóa của Mỹ trong năm 2019, sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Đường duy trì vững
Giá đường duy trì vững sau khi đạt mức cao nhất 2 năm trong đầu tuần này do sản lượng tại các khu vực trồng trọng điểm như Ấn Độ, Thái Lan và EU suy giảm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE giảm 0,15 US cent tương đương 1% xuống 14,59 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 2 năm (15,13 US cent/lb) trong ngày 4/2/2020. Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 0,9 USD tương đương 0,2% xuống 413 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 2,5 năm (420 USD/tấn) trong ngày 4/2/2020.
Cà phê đồng loạt tăng tại Indonesia, London và New York, giảm tại Việt Nam
Giá cà phê tại Việt Nam giảm nhẹ do gia tăng lo ngại về virus corona tại Trung Quốc, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia diễn ra trầm lắng do nguồn cung khan hiếm.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen&vỡ) được chào giá cộng 130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 80-90 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 30.800-31.000 đồng (1,33-1,34 USD)/kg, giảm so với 31.000-31.500 đ/kg hồi tuần trước.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 250-350 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 240-250 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Tại London, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,4 US cent tương đương 0,4% lên 98,15 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất 3 tháng (97,55 US cent/lb) trong phiên trước đó.
Tại New York, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 7 USD tương đương 0,6% lên 1.291 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất 3 tháng (1.280 USD/tấn) trong phiên trước đó.
Ngô thấp nhất 3 tuần, lúa mì giảm, đậu tương tăng
Giá lúa mì và ngô tại Chicago giảm do đồng USD tăng mạnh làm giảm triển vọng xuất khẩu của Mỹ và các thương nhân tiếp tục chờ đợi hoạt động mua hàng nông sản của Trung Quốc.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 1-1/2 US cent xuống 3,79-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 3,76 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 16/1/2020. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 5-3/4 US cent xuống 5,56-1/4 USD/bushel, trong khi giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 1 US cent lên 8,81 USD/bushel.
Chỉ số đồng USD tăng phiên thứ 4 liên tiếp, khiến ngũ cốc của Mỹ ít cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Hơn nữa, các thương nhân hoài nghi về liệu sản phẩm nông nghiệp của Mỹ sẽ được hưởng lợi từ cam kết của Trung Quốc giảm 1/2 thuế quan bổ sung đối với 1.717 hàng hóa của Mỹ trong năm 2019.
Gạo tại Ấn Độ cao nhất hơn 4 tháng, tăng tại Việt Nam song giảm tại Thái Lan
Giá xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong hơn 4 tháng, do nhu cầu từ các nước châu Phi tăng mạnh, trong khi thị trường Thái Lan suy giảm do virus corona bùng phát.
Đối với loại 5% tấm, gạo Việt Nam tăng lên 355-360 USD/tấn so với 345 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Thái Lan giảm xuống còn 425-439 USD/tấn so với mức 432-453 USD/tấn do đồng baht của nước này suy giảm. Gạo Ấn Độ tăng lên 370-375 USD/tấn, cao nhất kể từ tuần cuối tháng 9/2019, so với mức 369-373 USD/tấn tuần trước đó, được hỗ trợ bởi đồng rupee suy yếu.
Dầu cọ tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 4 liên tiếp sau dự báo tồn trữ trong tháng 1/2020 giảm, song mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại virus corona bùng phát.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 4 ringgit tương đương 0,14% lên 2.808 ringgit (682,38 USD)/tấn.
Tồn trữ dầu cọ của Malaysia trong tháng 1/2020 giảm 12% so với tháng 12/2019 xuống 1,76 triệu tấn – thấp nhất kể từ tháng 6/2017.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 7/2