Giá dầu giảm
Giá dầu giảm sau khi Saudi Arabia và Nga trì hoãn cuộc họp các nhà sản xuất dầu, nhằm giải quyết tình trạng dư cung trên toàn cầu ngày càng gia tăng do đại dịch virus corona khiến nhu cầu suy giảm.
Chốt phiên giao dịch ngày 6/4, dầu thô Brent giảm 1,06 USD tương đương 3,1% xuống 33,05 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,26 USD tương đương 8% xuống 26,08 USD/thùng.
Giá dầu thô Mỹ giảm mạnh hơn so với dầu Brent sau số liệu của Genscape cho thấy rằng, tồn trữ tại trung tâm lưu trữ dầu Cushing, Oklahoma – điểm giao dịch dầu WTI – tăng 5,8 triệu thùng trong tuần trước.
Tuần trước, giá dầu tăng hơn 35% sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga tiến gần hơn đến 1 thỏa thuận cắt giảm sản lượng để giảm tình trạng dư cung dầu toàn cầu. Tuy nhiên cuộc họp OPEC+ theo dự kiến vào ngày 6/4 đã bị trì hoãn đến 9/4/2020 khi Nga và Saudi Arabia đã sụp đổ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung hiện tại trong tháng trước. Trong khi nhu cầu nhiên liệu toàn cầu giảm 30% do đại dịch virus corona.
Giá khí tự nhiên tăng gần 7%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng gần 7% do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong tuần tới cao hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn New York tăng 11 US cent tương đương 6,8% lên 1.731 USD/mmBTU. Tuy nhiên, con số này chỉ cao hơn 20 US cent so với mức thấp nhất kể từ tháng 8/1995 (1.552 USD/mmBTU) trong ngày 2/4/2020.
Giá vàng và bạc đều cao nhất 3 tuần
Giá vàng tăng hơn 2% lên mức cao nhất hơn 3 tuần do kỳ vọng các biện pháp kích thích toàn cầu sẽ chống lại tác động kinh tế gây ra bởi đại dịch virus corona.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 2,3% lên 1.653,35 USD/ounce, trong đầu phiên giao dịch giá vàng đạt 1.655,69 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 11/3/2020 và vàng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn New York tăng 2,9% lên 1.693,9 USD/ounce.
Đồng USD giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác song tăng so với đồng JPY, khi tỉ lệ tử vong do virus corona tại châu Âu chậm lại trong khi tử vong tại Nhật Bản và các nơi khác ở châu Á tăng tốc.
Chính phủ và các ngân hàng trung ương trên thế giới đã đưa ra các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ chưa từng có và các hỗ trợ khác để vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona.
Đồng thời, giá bạc tăng 3,3% lên 14,86 USD/ounce, trong đầu phiên giao dịch đạt 14,91 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 16/3/2020.
Đồng tăng giá, nhôm thấp nhất hơn 4 năm
Giá đồng tăng khi số người tử vong do virus corona tại một số nước châu Âu giảm và tồn trữ đồng giảm, song lo ngại suy thoái kinh tế tiếp tục gây áp lực giá.
Giá đồng trên sàn London tăng 1,1% lên 4.891 USD/tấn. Trong tuần trước, giá đồng tăng 1% do số liệu nhà máy tích cực tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – rời khỏi chuỗi giảm 6 tuần liên tiếp.
Tồn trữ đồng tại London giảm 1.050 tấn xuống 217.475 tấn, giảm từ mức cao nhất năm 2020 (220.325 tấn) trong ngày 17/3/2020. Đồng thời, tồn trữ đồng tại Thượng Hải trong tuần tính đến ngày 3/4/2020 giảm tuần thứ 3 liên tiếp xuống 332.435 tấn, giảm 13% so với mức cao nhất gần 4 năm hồi giữa tháng 3/2020.
Ngoài ra, giá đồng còn được hỗ trợ bởi công ty sản xuất đồng Antofagasta cho biết sẽ đình chỉ hoạt động tại dự án Los Pelambres Expansion, Chile trong 4 tháng do virus corona. Các công ty khác tại Chile – nguồn khai thác đồng lớn nhất thế giới – cũng xem xét cắt giảm sản lượng, khi nước này đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt để chống lại đại dịch.
Trong khi đó, giá nhôm giảm 0,4% xuống 1.475 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.459,5 USD/tấn - thấp nhất kể từ tháng 1/2016, ghi nhận phiên giảm thứ 6 liên tiếp. Tính từ đầu năm đến nay, giá nhôm giảm 19%.
Giá cao su cao nhất 1 tuần
Giá cao su tại Tokyo tăng lên mức cao nhất 1 tuần được hậu thuẫn bởi thị trường chứng khoán Tokyo tăng, song lo ngại nhu cầu toàn cầu suy giảm đã hạn chế đà tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn TOCOM tăng 2,6 JPY lên 146,9 JPY (1,35 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 147,3 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 31/3/2020.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn SICOM tăng 1,1% lên 107,3 US cent/kg.
Giá đường diễn biến trái chiều, cà phê tăng
Giá đường thô tăng do thị trường chứng khoán tăng, song mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại Brazil sẽ thúc đẩy sản lượng đường.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE tăng 14 US cent tương đương 1,4% lên 10,45 US cent/lb. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 6,4 USD tương đương 1,9% xuống 330,1 USD/tấn.
Giá năng lượng suy yếu có thể khiến các nhà máy mía đường Brazil sản xuất nhiều đường hơn. Sản lượng đường tại khu vực Trung Nam Brazil trong niên vụ 2020/21 dự kiến sẽ tăng lên 33,8 triệu tấn so với 26,7 triệu tấn niên vụ trước, Marex Spectron cho biết.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE tăng 1,75 US cent tương đương 1,5% lên 1,1665 USD/lb. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 3 USD tương đương 0,3% lên 1.194 USD/tấn.
Giá ngô thấp nhất 3,5 năm, đậu tương và lúa mì đều tăng giá
Giá ngô tại Chicago giảm phiên thứ 7 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016, do triển vọng diện tích trồng trọt tại Mỹ tăng mạnh và giá dầu thô suy yếu khiến nhu cầu ngô sản xuất ethanol giảm.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 2 US cent xuống 3,28-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 3,25-1/2 USD/bushel, thấp nhất kể từ tháng 9/2016. Trong khi đó, giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 3-3/4 US cent lên 8,58 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 8-1/2 US cent lên 5,57-3/4 USD/bushel.
Dầu cọ tăng giá trở lại
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp do xuất khẩu trong 5 ngày đầu tháng 4/2020 của nước này cao hơn so với dự kiến.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 12 ringgit tương đương 0,53% lên 2.257 ringgit (517,07 USD)/tấn, sau khi giảm 1% trong đầu phiên giao dịch.
Trong tuần trước, giá dầu cọ giảm 5,6% do lo ngại nhu cầu khi nhiều nước bao gồm nước mua hàng đầu - Ấn Độ - đóng cửa kinh doanh và áp đặt đóng cửa nhằm ngăn chặn virus corona lây lan.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 7/4