Giá dầu tăng 1,5% và có tuần tăng thứ 2 liên tiếp, do lệnh trừng phạt của EU đối với dầu thô của Nga, làm gia tăng triển vọng nguồn cung thắt chặt và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chốt phiên giao dịch ngày 6/5, dầu thô Brent tăng 1,49 USD tương đương 1,3% lên 112,39 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,51 US cent tương đương 1,4% lên 109,77 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 5% và giá dầu Brent tăng gần 4%, sau khi EU đưa ra lệnh cấm vận đối với dầu của Nga, như một phần của gói trừng phạt cứng rắn nhất đối với cuộc xung đột tại Ukraine.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 8% từ mức cao nhất 13 năm trong phiên trước đó, do dự báo sản lượng tăng, thời tiết ôn hòa hơn và nhu cầu trong 2 tuần tới giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn New York giảm 74 US cent tương đương 8,4% xuống 8,043 USD/mmBTU, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2022. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá khí tự nhiên tăng 11%.
Giá vàng tăng do đồng USD giảm, song triển vọng tăng lãi suất tích cực từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khiến vàng có tuần giảm thứ 3 liên tiếp, trong khi palađi giảm hơn 8% do lo ngại nhu cầu.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,3% lên 1.882,78 USD/ounce, song có tuần giảm 0,7% và vàng kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn New York tăng 0,4% lên 1.882,8 USD/ounce.
Palađi giảm 6,3% xuống 2.049,13 USD/ounce, trong phiên có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2022 (2.002 USD/ounce). Tính chung cả tuần, giá palađi giảm 12%.
Đồng USD giảm 0,2% khiến vàng rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá nhôm giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng, do lo ngại nhu cầu khi hoạt động sản xuất chậm lại, đặc biệt tại Trung Quốc – nước tiêu thụ hàng đầu thế giới.
Giá nhôm trên sàn London giảm 2,5% xuống 2.842 USD/tấn và có tuần giảm thứ 6 liên tiếp. Trong đầu phiên giao dịch, giá nhôm giảm xuống 2.832 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ ngày 5/1/2022. Tính đến nay, giá nhôm giảm 30% kể từ đầu tháng 3/2022.
Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc trong tháng 4/2022 giảm mạnh nhất trong 26 tháng, cùng với đó là hoạt động sản xuất tại Mỹ và khu vực euro zone cũng giảm.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore giảm hơn 5%, khi Trung Quốc tăng cường ứng phó chính sách Covid-19 cứng rắn đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, khiến các thương nhân thận trọng hơn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Đại Liên giảm 5,1% xuống 825 CNY (123,47 USD)/tấn, sau 4 phiên tăng.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Singapore giảm 5,4% xuống 137,45 USD/tấn và có tuần giảm thứ 5 liên tiếp.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc ở mức 144,5 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm đến nay, giá quặng sắt giao ngay tăng 18%, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây, thép cuộn cán nóng và thép không gỉ đều giảm 3,7% mỗi loại.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm, theo xu hướng giá tại thị trường Thượng Hải giảm, trong khi đó giá tiêu dùng cốt lõi của Tokyo tăng với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong 7 năm, đã gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Osaka giảm 1,8 JPY tương đương 0,7% xuống 251,7 JPY (1,93 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 0,8%.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 140 CNY xuống 12.745 CNY (1.907,48 USD)/tấn.
Giá tiêu dùng cốt lõi của Tokyo được coi là chỉ số hàng đầu về xu hướng giá cả của Nhật Bản tăng 1,9% trong tháng 4/2022 so với cùng tháng năm ngoái.
Giá cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất gần 6 tháng, do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm làm gia tăng triển vọng về nhu cầu giảm.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn ICE giảm 6,8 US cent tương đương 3,1% xuống 2,1045 USD/lb, trong phiên có lúc chạm 2,1 USD/lb – thấp nhất kể từ tháng 11/2021.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn London giảm 53 USD tương đương 2,5% xuống 2.083 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao nhất 5 tuần (2.159 USD/tấn) trong phiên trước đó.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn ICE tăng 0,38 US cent tương đương 2% lên 19,16 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn London tăng 9 USD tương đương 1,7% lên 531,3 USD/tấn.
Giá ngô và đậu tương tại Chicago giảm, do lãi suất tăng và áp lực tiền tệ đè nặng lên xuất khẩu của Mỹ và dự báo thời tiết khô và ấm khu vực Trung tây Mỹ làm gia tăng về triển vọng năng suất cây trồng tại khu vực này.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2022 tăng 2 US cent lên 11,08-1/2 USD/bushel và có tuần tăng 4,99%. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2022 giảm 25 US cent xuống 16,22 USD/bushel và giá ngô kỳ hạn tháng 7/2022 giảm 12-3/4 US cent xuống 7,84-3/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm hơn 5% và có tuần giảm mạnh nhất trong 7 tuần, do tồn trữ tính đến cuối tháng 4/2022 tăng mạnh.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Bursa Malaysia giảm 346 ringgit tương đương 5,12% xuống 6.406 ringgit (1.466,58 USD)/tấn – giảm phiên thứ 2 liên tiếp. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 9,8% - tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 18/3/2022.
Tồn trữ dầu cọ của Malaysia tính đến cuối tháng 4/2022 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2022, tăng 5,2% so với tháng trước đó lên 1,55 triệu tấn. Sản lượng dầu cọ dự kiến tăng 4,9% lên mức cao nhất 5 tháng (1,48 triệu tấn), trong khi xuất khẩu giảm 5,6% xuống 1,2 triệu tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 7/5: