Giá dầu dưới ngưỡng 90 USD/thùng
Giá dầu giảm mạnh dưới mức được thấy trước cuộc xung đột Nga – Ukraine, khi số liệu thương mại Trung Quốc suy yếu dấy lên mối lo ngại về nguy cơ suy thoái.
Chốt phiên giao dịch ngày 7/9, dầu thô Brent giảm 4,83 USD xuống 88 USD/thùng, giảm dưới 90 USD/thùng – lần đầu tiên – kể từ ngày 8/2/2022 và dầu thô Tây Texas WTI giảm 4,94 USD tương đương 5,7% xuống 81,94 USD/thùng – thấp nhất kể từ tháng 1/2022.
Một số ngân hàng trung ương thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát. Đồng USD tăng lên mức cao nhất 24 năm so với đồng JPY và 37 năm so với đồng bảng Anh. Đồng USD tăng mạnh gây áp lực đối với giá dầu, vì hầu hết các giao dịch bán dầu trên thế giới đều sử dụng đồng USD.
Số liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc và chính sách zero-Covid làm gia tăng lo ngại nhu cầu. Nhập khẩu dầu thô của nước này trong tháng 8/2022 giảm 9,4% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá khí tự nhiên vẫn thấp nhất 4 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm khoảng 4% xuống mức thấp nhất 4 tuần, do sản lượng hàng tháng đạt mức cao kỷ lục và giá dầu và khí đốt trên toàn cầu giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn New York giảm 30,3 US cent tương đương 3,7% xuống 7,842 USD/mmBTU – thấp nhất kể từ ngày 9/8/2022 và có phiên giảm thứ 2 liên tiếp.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay giá khí tự nhiên tăng 110%, do giá khí đốt tại châu Âu và châu Á tăng, thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Mỹ tăng. Giá khí đốt toàn cầu tăng do gián đoạn nguồn cung và cuộc xung đột Nga – Ukraina hôm 24/2/2022.
Giá khí đốt ở mức khoảng 61 USD/mmBTU tại châu Âu và 55 USD/mmBTU tại châu Á.
Giá vàng tăng
Giá vàng tăng, được thúc đẩy bởi đồng USD giảm từ mức cao nhất 2 thập kỷ và hoạt động mua vào kiếm lời, song triển vọng của vàng vẫn bị lu mờ bởi triển vọng tăng lãi suất tích cực.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,9% lên 1.716,59 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York tăng 0,9% lên 1.727,8 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD đạt mức cao nhất 20 năm, khiến vàng được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên kém hấp dẫn so với tiền tệ khác. Tuy nhiên, đồng USD giảm nhẹ từ mức cao đỉnh điểm vào cuối phiên, đã đẩy giá vàng tăng.
Giá nhôm giảm
Giá nhôm giảm xuống mức thấp nhất 17 tháng, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm làm suy yếu triển vọng nhu cầu và thúc đẩy đồng USD tăng.
Giá nhôm trên sàn London giảm 1,1% xuống 2.236,5 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021 (2.233 USD/tấn). Tính từ đầu năm đến nay, giá nhôm giảm 20%.
Đồng USD tăng mạnh trong năm 2022 hơn bất kỳ năm nào kể từ năm 1981 và đạt mức cao nhất 20 năm, khiến kim loại định giá bằng đồng USD trở nên đắt hơn đối với người mua hàng bằng tiền tệ khác.
Mặc dù nguồn cung nhôm và các kim loại khác thắt chặt và tồn trữ ở mức thấp, song thị trường chuyển tập trung sang nhu cầu yếu và đồng USD tăng.
Giá quặng sắt và thép cây giảm
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm sau 2 phiên tăng liên tiếp, cùng với đó là giá quặng sắt trên sàn Singapore cũng giảm, chịu áp lực bởi số liệu thương mại tháng 8/2022 đáng thất vọng và tồn trữ quặng sắt tại Trung Quốc tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên giảm 1,7% xuống 680 CNY (97,61 USD/tấn).
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore giảm 1,3% xuống 95,75 USD/tấn.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2022 tăng 7,1%, trong khi nhập khẩu chỉ tăng 0,3%, cả hai đều không như kỳ vọng.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm giảm 3,1%, khi các nhà máy thép giảm sản lượng do nhu cầu yếu gây ra bởi các hạn chế Covid-19, lĩnh vực bất động sản suy thoái buộc phải cắt giảm sản lượng. Đồng thời, xuất khẩu sản phẩm thép của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm giảm 3,9%.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,5%, thép cuộn cán nóng tăng 0,2% và thép không gỉ tăng 0,8%.
Giá cao su tại Nhật Bản duy trì ổn định
Giá cao su tại Nhật Bản duy trì ổn định, được hỗ trợ bởi đồng JPY suy yếu bù đắp thị trường cao su tại Thượng Hải giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Osaka duy trì ổn định ở mức 214,8 JPY (1,49 USD)/kg.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 30 CNY xuống 12.260 CNY (1.760 USD)/tấn.
Đồng JPY suy yếu khiến giá cao su trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore giảm 0,4% xuống 129,2 US cent/kg.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê arabica trên sàn ICE giảm 3%, chịu áp lực bởi đồng USD tăng mạnh và mưa có lợi cho cây cà phê tại một số khu vực của Brazil.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn ICE giảm 7 US cent tương đương 3% xuống 2,2325 USD/lb.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn London giảm 24 USD tương đương 1,1% xuống 2.238 USD/tấn.
Giá đường diễn biến trái chiều
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE tăng 0,07 US cent tương đương 0,4% lên 18,05 US cent/lb.
Trong khi đó, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London giảm 2 USD tương đương 0,3% xuống 571,2 USD/tấn.
Giá lúa mì tăng, ngô và đậu tương giảm
Giá lúa mì tại Mỹ tăng 3,3% lên mức cao nhất gần 2 tháng do lo ngại nguồn cung.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông kỳ hạn tháng 12/2022 tăng 27-1/4 US cent lên 8,44-1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2022 giảm 5 US cent xuống 6,71 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2022 giảm 15-1/4 US cent xuống 13,83-1/2 USD/bushel.
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 8/2022 giảm 24,5% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá dầu cọ vẫn thấp nhất 6 tuần
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần, khi các thương nhân cân nhắc triển vọng nguồn cung tăng, các hạn chế Covid-19 tại nước mua chủ chốt – Trung Quốc và giá dầu thực vật khác suy yếu.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn Bursa Malaysia giảm 93 ringgit tương đương 2,45% xuống 3.704 ringgit (823,11 USD)/tấn – thấp nhất kể từ ngày 25/7/2022. Trước đó trong phiên, giá dầu cọ giảm 4%.
Tồn trữ dầu cọ ở mức cao và sản lượng theo mùa vụ từ các nước sản xuất hàng đầu Indonesia và Malaysia tăng, sẽ thúc đẩy nguồn cung toàn cầu dồi dào, gây áp lực thị trường, Refinitiv Commodities Research cho biết.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 8/9: