Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Ấn Độ, Thái Lan biến động trái chiều

14/08/2022 09:19
Một nhà xuất khẩu gạo có trụ sở tại Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết:

* Thị trường gạo châu Á

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm trong tuần này, do nhu cầu tiêu thụ thấp hơn, trong khi giá gạo nội địa ở nước láng giềng Bangladesh tăng trở lại sau khi chính phủ nước này tăng giá nhiên liệu làm gia tăng lo ngại lạm phát.

Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Ấn Độ, Thái Lan biến động trái chiều - Ảnh 1.

Gạo được bày bán tại một siêu thị ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được báo ở mức 360 - 366 USD/tấn, giảm so với mức 364 - 370 USD/tấn của tuần trước. Tuy vậy, những lo ngại dai dẳng về sản lượng gạo sẽ bị ảnh hưởng do lượng mưa thấp hơn đã hạn chế đà giảm giá.

Kế hoạch nhập khẩu gạo của Bangladesh gặp trở ngại khi nước này chỉ mua 15.500 tấn trong tháng 7/2022, sau khi chính phủ cho phép các thương nhân tư nhân nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo sau khi giảm thuế từ 62,5% xuống 25,0%.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 390- -393 USD/tấn. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giá gạo đang giảm dần do chất lượng của vụ thu hoạch này chỉ ngang bằng với gạo Thái Lan và Ấn Độ, vốn có mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, giá có khả năng sẽ không giảm thêm vì nhu cầu toàn cầu vẫn mạnh, trong khi nguồn cung từ vụ thu hoạch Hè Thu ở tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên 420- 428 USD/tấn. Các thương nhân nước này cho biết, nhu cầu quốc tế và trong nước tăng dần đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng, mặc dù không có thỏa thuận lớn nào đạt được.

* Thị trường nông sản Mỹ

Giá các loại nông sản Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần qua. Trong khi giá ngô và đậu tương tăng thì giá lúa mỳ lại đi xuống.

Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2022 tăng 14,5 xu Mỹ (2,31%) lên 6,4225 USD/bushel. Giá đậu tương giao tháng 11/2022 cũng tiến 5,75 xu Mỹ (0,4%), lên 14,5425 USD/bushel. Tuy nhiên, giá lúa mỳ giao tháng 9/2022 lại giảm 4,75 xu Mỹ (0,59 %) xuống 8,06 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tươ,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Báo cáo vụ mùa tháng 8/2022 của Bộ Nông nghiệp Mỹ không gây bất kỳ sự ngạc nhiên lớn nào. Báo cáo ước tính năng suất ngô năm 2022 của Mỹ ở mức 175,4 bushel/mẫu Anh (4.046,86 m2), giảm 1,6 bushel/mẫu Anh so với dự báo được đưa ra trước đó trong báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới, với sản lượng dự kiến giảm 5% so với năm ngoái.

Năng suất đậu tương năm 2022 của Mỹ được dự báo đạt 51,9 bushel/mẫu Anh, tăng 0,5 bushel/ mẫu Anh so với dự báo trước đó, với sản lượng tăng 2% ở mức cao kỷ lục 4,530 triệu bushel. Toàn bộ sản lượng lúa mỳ của Mỹ được dự báo ở mức 1.780 triệu bushel trong năm 2022, tăng 8% so với năm 2021. Năng suất lúa mỳ trung bình của Mỹ được ước tính đạt mức 47,5 bushel/mẫu Anh.

Diện tích gieo hạt giống ngô và lúa mỳ của Mỹ trong cả năm 2022 cũng đã được điều chỉnh giảm 100.000 mẫu Anh, trong khi diện tích trồng đậu tương bị cắt giảm 300.000 mẫu Anh.

Báo cáo đã tăng dự trữ ngô cuối năm 2021-2022 của Mỹ thêm 20 triệu giạ lên 1,530 triệu giạ. Xuất khẩu ngô của Mỹ giai đoạn 2021-2022 không đổi ở mức 2,450 triệu giạ.

Dự trữ ngô cuối năm 2022-2023 của Mỹ đã giảm 82 triệu giạ xuống còn 1,388 triệu giạ. Xuất khẩu ngô giai đoạn 2022-2023 của Mỹ đã bị cắt giảm 25 triệu giạ xuống còn 2,375 triệu giạ dựa trên dự báo Ukraine xuất khẩu 12,5 triệu tấn, so với dự báo tháng 7 là 9 triệu tấn.

Dự trữ đậu tương cuối niên vụ 2021-2022 của Mỹ đã tăng 10 triệu bushel, lên 225 triệu bushel, do xuất khẩu cắt giảm xuống còn 2.160 triệu bushel. Dự trữ đậu tương cuối niên vụ 2022-2023 của Mỹ đã tăng lên 245 triệu bushel. Ước tính xuất khẩu đậu tương của Mỹ trong giai đoạn 2022-2023 sẽ tăng 20 triệu bushel, lên 2,155 triệu bushel.

Trong khi đó, sản lượng lúa mỳ của Nga trong tháng Tám ở mức 88 triệu tấn, tăng 7,5 triệu tấn so với tháng Bảy. Xuất khẩu của Nga chỉ tăng 2 triệu tấn. Xuất khẩu lúa mỳ của Ukraine cũng chỉ tăng 1 triệu tấn, sau khi hành lang xuất khẩu Biển Đen được tạo ra. Dự trữ lúa mì của Nga và Ukraine đạt mức cao nhất trong 29 năm là 18,6 triệu tấn trong tháng 8/2022.

Sự chú ý của thị trường đang chuyển hướng về tình hình thời tiết và phân vân rằng liệu tình trạng khô hạn có giảm bớt trên các vùng Đồng bằng và Trung Tây nước Mỹ trước cuối tháng Tám hay không.

* Thị trường cà phê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London (Anh) tăng phiên thứ chín liên tiếp. Cụ thể, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2022 tăng thêm 36 USD, lên 2.252 USD/tấn và loại kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng thêm 38 USD, lên 2.261 USD/tấn. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US - New York (Mỹ) tăng phiên thứ năm liên tiếp. Giá cà phê Arabica giao ngay tháng 9/2022 tăng thêm 2,65 xu, lên 226,60 xu/lb (1 ,4535 kg) và loại kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 2,85 xu, lên 222,40 xu/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 600 - 700 đồng, lên dao dộng trong khung 48.300 – 48.800 đồng/kg.

Giá cà phê kỳ hạn tiếp nối đà tăng sau báo cáo niền tin của người tiêu dùng Mỹ có phần lạc quan hơn dự báo và một loạt dữ liệu kinh tế tốt hơn dự kiến trong tuần này làm tăng kỳ vọng lạm phát ở nước này đã đạt đỉnh. Điều này sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ dễ dàng hơn trong việc điều hành lãi suất.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
8 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
8 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
5 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
6 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
7 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

11.031.709 VNĐ / tấn

19.52 UScents / lb

0.36 %

- 0.07

Cacao

COCOA

237.339.145 VNĐ / tấn

9,258.50 USD / mt

3.24 %

+ 290.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.774.849 VNĐ / tấn

387.11 UScents / lb

0.04 %

+ 0.14

Gạo

RICE

15.425 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

0.56 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.531.236 VNĐ / tấn

1,011.90 UScents / bu

1.71 %

- 17.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.035.007 VNĐ / tấn

284.35 USD / ust

0.99 %

- 2.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
8 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
8 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
15 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
1 ngày trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.