Thị trường tiền tệ toàn cầu căng thẳng chờ đợi thông tin về lạm phát của Mỹ và cuộc họp của ECB

09/06/2021 19:39
Đồng USD đang biến động thất thường, bám sát theo diễn biến tâm lý nhà đầu tư trong bối cảnh các nhà giao dịch nóng lòng chờ đợi những dữ liệu Mỹ sắp công bố cũng như cuộc họp sắp tới của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) để đánh giá tốc độ hồi phục kinh tế toàn cầu cũng như đoán suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách về việc tiếp tục duy trì cường độ hay giảm bớt những kích thích kinh tế.

Các nhà đầu tư đã đặt cược vào USD – đồng tiền có tác động tới toàn bộ các thị trường tài chính, chứng khoán, hàng hóa toàn cầu, nhưng lại ngày càng lo lắng về việc thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu kết thúc các chương trình kích thích kinh tế khổng lồ sắp đến hay chưa, và cũng lo rằng việc Fed nâng lãi suất có dẫn tới sự kết thúc xu hướng giảm giá suốt 15 tháng qua của đồng USD hay không.

Một số người cho rằng Fed có thể sắp siết chặt chính sách tiền tệ và USD sẽ tăng giá lên, nếu lạm phát của Mỹ vượt mức 0,4% hàng tháng – mức mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ mong đợi.

Đối với ECB, trọng tâm mối quan tâm của nhà đầu tư ở thể chế này là bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chương trình mua trái phiếu của ECB sắp chậm dần lại.

Cả 2 thể chế tài chính này đều sẽ có thông tin vào ngày thứ Năm (10/6), và chính những dự đoán trên đã làm triệt tiêu những biến động của các loại tiền tệ chủ chốt, bởi nhà giao dịch chỉ giữ thái độ chờ - xem chứ không tham gia giao dịch nhiều.

Đồng Euro trong phiên giao dịch sáng 9/6 ở Châu Á ổn định ở mức 1,2179 USD, trong khi tỷ giá USD so với yen Nhật cũng vững ở 109,47 JPY.

Đô la Australiađô la New Zealand biến động nhẹ trong biên độ hẹp, với AUD ở mức 0,7741 USD và đã quanh mức này suốt 2 tháng qua, trong khi NZD cũng tương tự, hiện ở mức 0,7197 USD.

GBP cũng trì trệ ở mức 1,4155 USD do xuất hiện những nghi ngờ về tiến độ hôi phục kinh tế sau khi ở Anh đã gia tăng số ca nhiễm biến thể Delta của virus corona – có thể khiến cho kế hoạch mở cửa kinh doanh trở lại, dự kiến vào 21/6, bị trì hoãn.

Ở Châu Á, các tiền tệ trong khu vực vững hoặc tăng nhẹ so với USD trong ngày 9/6 cũng do những dấu hiệu về lạm phát cao ở Mỹ. Giống như các nhà đầu tư tiền tệ khắp nơi trên thế giới, các nhà đầu tư tiền tệ Châu Á cũng giữ thái độ chờ - xem những dấu hiệu về chính sách của Fed, sẽ thể hiện ở các báo cáo về lạm phát và việc làm của Mỹ.

Đồng peso của Philippines baht Thái Lan tăng khoảng 0,2% so với đồng USD. Nhân dân tệ hôm nay cũng tăng nhưng giao dịch thưa thớt. Trên thị trường giao ngay, tỷ giá nhân dân tệ nội địa mở cửa ngày 9/6 ở mức 6,3975 CNY/USD, đến trưa là 6,3949 CNY, tăng 61 pip so với đóng cửa phiên liền trước. Đồng nhân dân tệ giao ngay biến động trong biên độ hẹp, chỉ 50 pip.

Tỷ giá tham chiếu do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố trước giờ giao dịch là 6,3956 CNY/USD, thấp hơn 47 pip so với 6/,3909 USD của phiên liền trước.

Đối với tiền đồng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước sáng 9/6 công bố tỷ giá trung tâm giữa VND và USD ở mức 23.107 VND/USD, giảm 23 đồng so với cùng thời điểm hôm qua. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.821 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.422 VND/USD. Trước đó, ngày 8/6, Ngân hàng Nhà nước có lần điều chỉnh giá mua USD đầu tiên trong hơn nửa năm qua.

Tại các ngân hàng thương mại, sáng 9/6, giá đồng USD tiếp tục giảm mạnh, trong khi giá đồng CNY cơ bản ổn định và có nơi giảm nhẹ. Vietcombank công bố giá USD giảm 20 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với sáng hôm qua, là 22.830 - 23.060 VND/USD (mua vào - bán ra); tỷ giá CNY được niêm yết ở mức 3.520 - 3.667 VND/CNY (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.

Tại BIDV, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 22.860 - 23.060 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 65 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với hôm qua; CNY được điều chỉnh ở mức 3.536 - 3.640 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 4 đồng ở chiều mua vào và 5 đồng ở chiều bán ra so với hôm qua.

Thị trường tiền tệ toàn cầu căng thẳng chờ đợi thông tin về lạm phát của Mỹ và cuộc họp của Châu Âu - Ảnh 1.

Tỷ giá tiền tệ ngày 9/6

Chỉ số Biến động tiền tệ toàn cầu ngày 9/6 do Deutsche Bank theo dõi đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020, khi chỉ số dollar index trưa 9/6 ở mức 90,090, so với 90,177 lúc đóng cửa phiên liền trước.

Biểu đồ dollar index 2 năm qua

Các nhà kinh tế dự đoán lạm phát của Mỹ trong tháng 5 sẽ tăng 0,4% so với tháng trước, nhưng dữ liệu việc làm gần đây cho thấy số việc làm mới không tăng nhiều như dự kiến, và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giá sản xuất tháng 5 đã tăng với tốc độ cao nhất trong vòng hơn 12 năm, chủ yếu do giá nguyên liệu tăng, nhưng điều đó cũng không dẫn tới giá tiêu dùng tăng mạnh. Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 5 tăng 9% so với một năm trước đó, so với mức dự báo 8,5% trong một cuộc thăm dò của Reuters và so với mức tăng 6,8% vào tháng Tư. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cùng tháng chỉ tăng 1,3%, chậm hơn mức 1,6% dự kiến.

Điều đáng quan tâm là thị trường tiền tệ Trung Quốc hầu như không có phản ứng với dữ liệu PPI cao. Đồng CNY vẫn quanh mức 6,4 CNY, cho thấy nhà đầu tư tiếp tục "chờ và xem" dữ liệu lạm phát của Mỹ và cuộc họp của ECB.

Robert Carnell, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ING, cho biết: "Có lẽ các thị trường trái phiếu hoàn toàn đúng. Lạm phát mà chúng ta đang thấy ... chỉ là nhất thời".

Chiến lược gia tiền tệ Kit Juckes của Societe Generale cho biết: "Các thị trường cần được đảm bảo rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu không bị đe dọa từ các chủng COVID nguy hiểm, hoặc từ việc Fed buộc phải thay đổi chiến lược (về kích thích) sớm hơn nhiều so với dự kiến."

Ông thêm rằng: "Cho đến nay, vắc-xin có vẻ hoạt động tốt, và mặc dù việc phân phối chưa đồng đều… song tiến trình tiêm chủng về mặt tổng thể vẫn đang tăng tốc… Đó là lý do để hy vọng". Tuy nhiên, đối với các thị trường tài sản rủi ro thì nhà đầu tư "cần được trấn an thường xuyên rằng Fed sẽ không thắt chặt sớm hơn dự kiến. Và vì vậy, chúng tôi chờ dữ liệu CPI (của Mỹ) sẽ công bố vào ngày thứ Năm, sau đó là báo cáo của FOMC vào tuần tới," ông Kit Juckes cho biết.

Diễn biến thị trường tiền tệ trong những ngày tới được nhận định là sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu và thông tin từ Fed, BOC, ECB và CIP.

Dữ liệu lạm phát của Mỹ, dữ liệu giá sản xuất và giá tiêu dùng tháng 5 của Trung Quốc cho thấy đã có bước nhảy vọt lớn nhất trong vòng hàng chục năm – báo hiệu rằng các nhà máy không hấp thụ chi phí nguyên liệu tăng, nghĩa là áp lực giá đang chuyển sang chuỗi cung ứng, có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng.

Chiến lược gia tiền tệ Joe Capurso của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: "Các nhà kinh tế Mỹ đang kỳ vọng mức tăng 0,4% so với tháng trước ở cả lạm phát chung và lạm phát cốt lõi - những con số quan trọng". Song ông nói: "Tôi nghĩ rủi ro là họ không đạt được điều đó," và trong trường hợp đó lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ giảm, USD cũng sẽ yếu đi, trừ phi các con số đó đủ mạnh để gây chấn động thị trường chứng khoán, khiến nhà đầu tư hoảng sợ đến mức phải rút tiền khỏi chứng khoán để chuyển sang USD.

Dự báo EBC sẽ giữ nguyên các chính sách tài chính tiền tệ trong thời gian tới, nhưng đồng EUR có thể sẽ nhạy cảm với những thay đổi về dự báo kinh tế của ngân hàng, hoặc bất cứ tín hiệu nào cho thấy tốc độ mua trái phiếu sắp chậm lại.

Tham khảo: Reuters

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
3 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
6 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
9 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.