Nhu cầu giải trí tại nhà trong bối cảnh giãn cách xã hội, cùng với mùa bóng đá đang mang lại cơ hội tăng trưởng mới cho thị trường tivi (TV) khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, sự thiếu hụt linh kiện trước nguy cơ đứt gãy nguồn cung do Covid-19 đã và đang đẩy giá TV tăng. Quan sát, thị trường TV có dấu hiệu tăng giá từ vài tháng trước, dự kiến sẽ tăng mạnh nửa cuối năm nay.
Cơ hội kép từ dịch Covid-19 và mùa giải bóng đá quốc tế
Có một tín hiệu mới trong đại dịch khi việc giãn cách xã hội tiếp tục diễn ra ở Việt Nam cũng như các nước khác, đó là thời gian các thành viên trong gia đình dành cho nhau nhiều hơn trong khi cả thế giới đang cố gắng để tiếp tục cuộc sống bình thường. "Chúng tôi nghe được những câu chuyện của khách hàng mỗi ngày về sản phẩm của mình đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của họ. Cả gia đình quây quần bên chiếc TV thông tin để xem những nội dung giải trí chất lượng như chương trình truyền hình, phim ảnh, trò chơi và nhiều hơn nữa", người trong cuộc chia sẻ trong hội thảo gần đây.
Chưa kể, triển vọng thị trường cũng đầy hứa hẹn sắp tới khi giải bóng đá quốc tế giữa các quốc gia diễn ra Qatar vào năm sau, và Việt Nam là một quốc gia yêu bóng đá. Do đó, người dùng có xu hướng nâng cấp TV để chuẩn bị cho những sự kiện thể thao lớn.
Thực tế, thời gian qua, tỷ lệ xâm nhập internet tại Đông Nam Á đã vượt qua mức trung bình của thế giới. Khu vực Đông Nam Á có tất cả 672 triệu dân, trong đó có 463 triệu dân sử dụng internet: tương đương 69% tỷ lệ xâm nhập internet, cao hơn mức trung bình trên toàn cầu là 59,5%. Theo dữ liệu từ Bain & Company, người tiêu dùng số tại Indonesia, Việt Nam, Singapore và Malaysia đạt mức tăng trưởng vượt bậc.
Trong đó, công nghệ đã thay đổi cách sống, làm việc và giải trí. Khi mọi người dành thời gian ở nhà nhiều hơn, đồng thời các nội dung OTT (over-the-top) trở nên phổ biến hơn dẫn đến việc thói quen xem video dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang các dịch vụ OTT. Báo cáo của GfK cho thấy thị trường TV màn hình lớn trở lên có xu hướng tăng trưởng mạnh bất kể đại dịch Covid-19.
Như vậy, TV nói chung và OTT nói riêng một thị trường rất giàu tiềm năng, và rất nhiều tay chơi đang cạnh tranh để chia phần. Không chỉ những "anh đại" với thế mạnh về vốn, thương hiệu và độ chịu chi đầu tư công nghệ như Samsung, LG… đến các đơn vị mới mẻ cũng tích cực gia nhập thị trường như Xiaomi (dự kiến phân phối chính thức qua đại lý tại thị trường Việt Nam trong năm 2021), Coocaa (thương hiệu mới nổi từ Indonesia)…
Nhiều ông lớn rút lui: Cơ hội mới từ nhu cầu thời thượng của thế hệ tiêu dùng trẻ tuổi
Là đối tác phân phối độc quyền của Xiaomi, đại diện Digiworld (DGW) trong cuộc họp cổ đông mới đây tuyên bố sẽ phát triển thêm mảng mới là Home Appliance (thiết bị gia dụng) bằng việc phân phối TV Xiaomi. Theo DGW, thị trường TV và Home Appliance nói chung hiện có quy mô 2,4 tỷ USD cũng là thị trường mới tiềm năng của DGW trong tương lai, Công ty kế hoạch cố gắng để có thể chiếm một thị phần đáng kể tại thị trường này.
Điều này được đón nhận, khi những sản phẩm công nghệ thông minh và thời thượng đang được hưởng ứng mạnh từ thế hệ tiêu dùng mới là giới trẻ. Và đây cũng là lý giải cho sự rút lui của nhiều tên tuổi lớn như Toshiba, Panasonic hay thậm chí là Vsmart của Vingroup…: thay vì chấp nhận sự tăng giá của linh kiện và đầu tư mạnh vào công nghệ TV mới, các tay chơi này chọn rút lui để thực hiện những dự án khác tiềm năng hơn.
Hay một tên tuổi mới nổi khác, được mua lại nhà máy TV của Toshiba vào năm 2015, Coocaa là thương hiệu được khai sinh vào tháng 8/2018. Với lợi thế là chi phí sản xuất thấp, dễ sử dụng và tính linh hoạt cao, Coocaa đã đạt mức tăng trưởng hằng năm ấn tượng 580%. Năm 2020, thương hiệu này đạt mức tăng trưởng gấp 6 lần tại Việt Nam hồi năm ngoái.
Dù vẫn còn khá non trẻ, tuy nhiên Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng dành cho những thương hiệu trẻ, đại diện hãng chia sẻ. Riêng Coocaa, qua việc sử dụng hệ điều hành do mình tạo ra, chúng tôi có thể tối ưu hóa chi phí và cấu hình của TV thông minh. Nhờ vậy, thương hiệu đã gỡ bỏ mọi rào cản gặp phải khi sử dụng hệ điều hành của bên thứ ba.
Tương tự những Xiaomi, Coocaa đặt mục tiêu mang đến nhiều sản phẩm công nghệ thời thượng và thời trang hơn đến với người tiêu dùng Việt Nam, kế hoạch ra mắt để mở rộng dải sản phẩm hiện đang được chúng tôi tiến hành như các sản phẩm IoT.
"Chúng tôi thấy bóng đá rất phổ biến tại Việt Nam so với các quốc gia khác. Chính vì vậy, chúng tôi đã đầu tư hợp tác với những nền tảng phát trực tuyến các chương trình thể thao và phát triển các mẫu TV thông minh có thể chạy các nội dung OTT nhằm mang đến trải nghiệm giải trí tại nhà tốt hơn đến người Việt thông qua những lợi thế của chúng tôi về phần cứng và phần mềm", ông Rual Hua - Tổng Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn cầu của Coolita - nhấn mạnh.
Trong đó, Coocaa TV đang tập trung vào thị trường trực tuyến, phân phối thông qua các đại lý và các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, bao gồm Lazada, Shopee và Tiki. Tầm nhìn 3-5 năm tới, Coocaa kỳ vọng sẽ có 10 triệu người dùng hệ điều hành Coolita trên toàn cầu. Mục tiêu là xây dựng một hệ điều hành TV đáp ứng nhu cầu mới của người trẻ, những người thích sử dụng internet. Theo kế hoạch, Coocaa có thể sẽ thương thảo thêm với các nhà cung cấp nội dung về lợi ích hợp tác, như đối tác hiện tại ở Việt Nàm là FPT.