Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động 8 tháng đầu năm 2019, vẫn có gần 10.860 tỷ trái phiếu bất động sản bị "ế"

04/09/2019 10:30
Theo thống kê của SSI, ước tính 8 tháng đầu năm 2019 tổng lượng chào bán TPDN trên toàn thị trường là 129.016 tỷ đồng, lượng phát hành thành công là 117.143 tỷ đồng, tỷ lệ phát hành thành công toàn thị trường đạt 90,85, quy mô thị trường tăng mạnh lên mức 10,2% GDP.

Báo cáo thị trường trái phiếu của CTCP Chứng khoán SSI đánh giá thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 8 tháng đầu năm 2019 sôi động hơn bao giờ hết sau khi có sự tham gia tích cực của các trung gian phân phối là các ngân hàng, CTCK.

Nghị định 163 tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho thị trường TPDN như không yêu cầu tổ chức phát hành phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành. Các chính sách từ NHNN như giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, điều chỉnh hệ số rủi ro với cho vay BĐS đã tạo ra sự dịch chuyển của dòng vốn vay từ tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động 8 tháng đầu năm 2019, vẫn có gần 10.860 tỷ trái phiếu bất động sản bị ế - Ảnh 1.

Gần 48% trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ NHTM

Theo thống kê của SSI, chủ thể phát hành TPDN lớn nhất vẫn là các NHTM với tổng giá trị phát hành là 56.060 tỷ đồng (chiếm 47,9%); tiếp đó là các doanh nghiệp Bất động sản phát hành 36.946 tỷ đồng (chiếm 31,5%); các doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 9.207 tỷ đồng (chiếm 7,9%); các định chế tài chính phi ngân hàng phát hành 4.423 tỷ đồng (chiếm 3,8%); còn lại là các doanh nghiệp khác.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động 8 tháng đầu năm 2019, vẫn có gần 10.860 tỷ trái phiếu bất động sản bị ế - Ảnh 2.

Ngân hàng cũng là nhóm có tỷ lệ phát hành thành công cao nhất (99,6%), ngoại trừ Seabank có 2 lô phát hành ngày 8/5 và 19/6/2019 là 1.000 tỷ đồng và 900 tỷ đồng không bán hết (lượng phát hành thành công 950 tỷ đồng và 700 tỷ đồng), tất cả 10 NHTM còn lại đều bán hết 100% lượng trái phiếu chào bán. Top 5 NHTM phát hành nhiều nhất, chiếm tới 83% tổng giá trị phát hành trong 8 tháng đầu năm của nhóm Ngân hàng là: VPB (13.860 tỷ đồng, trong đó có 300 triệu USD trái phiếu quốc tế); HDB (11.600 tỷ đồng); ACB (7.850 tỷ đồng); VIB (6.450 tỷ đồng) và LPB (6.100 tỷ đồng).

Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng cũng là nhóm chào bán khá thành công trong đó riêng CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) phát hành 3.611 tỷ đồng – chiếm 39% lượng phát hành của cả nhóm này.

Nhóm định chế tài chính bao gồm 100 tỷ đồng của F88 và 599 tỷ đồng của CTCP Đầu tư DV tài chính Hoàng Huy (TCH), còn lại là các CTCK. Trong 8M2019, có 12 CTCK phát hành tổng cộng 3.724 tỷ đồng trong đó chỉ riêng 4 công ty VND, SHS, VCI và VDS phát hành tổng cộng 2.499 tỷ đồng (chiếm 67%).

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động 8 tháng đầu năm 2019, vẫn có gần 10.860 tỷ trái phiếu bất động sản bị ế - Ảnh 3.

Trái phiếu BĐS nở rộ nhưng chỉ phát hành thành công 77,3%

Nhóm BĐS có 44 doanh nghiệp chào bán trái phiếu qua 139 đợt chào bán với 47.8 nghìn tỷ TP BĐS được chào bán nhưng chỉ có 36.146 tỷ trái phiếu BĐS được phát hành thành công, tương đương tỷ lệ 77,3% - mức thấp nhất trong các nhóm.

Trong 10.860 tỷ trái phiếu BĐS bị ế, An Quý Hưng (5.300 tỷ đồng chia làm 2 đợt) do TCBS tư vấn phát hành và Sunrise Real Estate, một thành viên của Bitexco (820 tỷ đồng) do VPBS tư vấn phát hành là 2 doanh nghiệp huy động trái phiếu bất thành vì không có TP nào được mua.

CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc là doanh nghiệp có tổng lượng phát hành nhiều nhất (4.610 tỷ đồng) và toàn bộ được bảo đảm bởi cổ phần của Vinhomes và bảo lãnh thanh toán bởi Vinpearl và Vinhomes.

Một số doanh nghiệp có lượng phát hành lớn khác là Tân Liên Phát Sài Gòn (2.228 tỷ đồng), Vinpearl (2.000 tỷ đồng), Tiếp vận và Tân Liên Phát Tân Cảng (1.979 tỷ đồng), Novaland (1.900 tỷ đồng)... Ngoài ra, khoản phát hành 100 triệu USD (tương đương 2.318 tỷ đồng) trái phiếu 10 năm được bảo lãnh bởi CGIF (thuộc ADB) vào cuối tháng 1/2019 của REE cũng được SSI xếp vào nhóm BĐS do mục đích huy động vốn là phát triển các dự án BĐS.

Lãi suất huy động của các doanh nghiệp BĐS trên 10%/năm

Theo thống kê của SSI, tính bình quân gia quyền theo giá trị phát hành trong 8 tháng đầu năm 2019, lãi suất trái phiếu trung bình là 8,3%/năm và kỳ hạn trái phiếu bình quân là 3,4 năm.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động 8 tháng đầu năm 2019, vẫn có gần 10.860 tỷ trái phiếu bất động sản bị ế - Ảnh 4.

Nguồn: SSI

Có tới 62,7% trái phiếu phát hành là lãi suất cố định (73 nghìn tỷ đồng), còn lại là lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng thì cơ cấu này có sự đảo ngược với 66% là thả nổi và 34% là cố định.

Hầu hết trái phiếu ngân hàng có lãi suất cố định và trả lãi hàng năm. Lãi suất và kỳ hạn bình quân của nhóm ngân hàng là 6,75%/năm và 3,3 năm.

Nếu loại trừ nhóm ngân hàng, mức lãi suất bình quân các nhóm còn lại là 9,72%/năm trong đó cao nhất là lãi suất trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản (10,01%/năm), rồi đến nhóm phát triển hạ tầng (9,79%/năm); nhóm định chế tài chính (8,64%/năm).

Bất động sản có là nhóm có lãi suất cao nhất, bình quân 10%/năm và chủ yếu là thả nổi.

Kỳ hạn bình quân cao nhất thuộc về nhóm phát triển hạ tầng (4,4 năm) với điển hình là 1.150 tỷ đồng trái phiếu 10 năm của CII và 1.100 tỷ đồng trái phiếu 7 năm của Vietraximex. Ngược lại, trái phiếu của các CTCK hầu hết có kỳ hạn ngắn từ 1-2 năm khiến kỳ hạn bình quân của nhóm định chế tài chính là ngắn nhất (1,8 năm).

Tại phiên chất vấn chiều 15/8, trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết lãnh đạo Chính phủ đã có cuộc họp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan, tiếp tục quán triệt, bắt buộc phát triển thị trường trái phiếu để phù hợp với chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán, đề án tái cơ cấu các công ty chứng khoán, giảm bớt gánh nặng cho tín dụng ngân hàng. 

Tuy nhiên phải kiểm soát chặt chẽ điều kiện phát hành riêng lẻ, chỉ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư có tổ chức, đồng thời quản lý chặt chẽ trong Luật Doanh nghiệp về phát hành riêng lẻ của các nhà đầu tư không đại chúng. Ngoài ra, tăng cường công tác hỗ trợ thông tin. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã thành lập cổng thông tin để hỗ trợ giao dịch thông tin cho cả người phát hành và người mua. Sắp tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kiểm tra và sửa đổi các điểm bất hợp lý tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
12 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
53 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
2 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
3 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.