Lợi suất trái phiếu của Úc và New Zealand cũng sụt giảm tới mức thấp kỷ lục sau khi đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đảo chiều vào thứ sáu tuần trước, điều khiến các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế sắp tới. Khối lượng giao dịch trong Kho bạc đã tăng gấp đôi so với mức thông thường, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Nhật Bản đã chạm đáy kể từ năm 2016.
Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda Corp, Singapore, cho biết: "Thị trường trái phiếu toàn cầu, cùng nhiều ngân hàng trung ương, cho chúng tôi thấy rằng khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra. Một số khu vực trên thế giới sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn những khu vực khác để đối phó với khủng hoảng."
Các kho bạc đã khởi động một cuộc chạy đua nợ toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng và chu kỳ giảm lãi suất đang tới gần. Mức chênh lệch giữa lợi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 10 năm lần đầu đảo chiều kể từ năm 2007, khi nhiều báo cáo cho thấy sự đi xuống của nền kinh tế Mỹ, Pháp và Đức.
Thị trường tiền tệ chắc chắn tới 90% rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ giảm 0,25 điểm lãi suất cơ bản trước tháng 12, theo sau là một đợt giảm khác vào tháng 9/2020. Dự đoán này được đưa ra sau khi ngân hàng trung ương không đề cập đến nội dung tăng lãi suất trong năm nay tại cuộc họp chính sách vào tuần trước.
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Úc đã giảm thêm 8 điểm cơ bản, chạm mốc 1,756%, tương tự, của New Zealand đã chạm mốc 1,899%. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, đây là mức thấp kỳ lục kể từ năm 1985. Tại Nhật, điểm chuẩn cũng giảm 1,5 điểm cơ bản xuống còn -0,095%. Vào thứ sáu tuần trước, lợi suất trái phiếu tại Đức giảm xuống mức dưới 0 lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Trái phiếu của Úc bắt đầu biến động sau khi Thống đốc ngân hàng trung ương Philop Lowe giữ lập trường trung lập trước quan điểm dài hạn về tăng lãi suất vào tháng trước. Đường cong lợi suất địa phương phẳng tiếp tục duy trì với mức chênh lệch giữa kỳ hạn ba và 10 năm giảm 2 điểm xuống còn 38 điểm cơ bản. Theo các chiến lược gia tại Goldman Sachs Group, đường cong lợi suất toàn quốc vẫn sẽ tiếp tục duy trì tình trạng phẳng. Họ cho biết: "RBA cuối cùng sẽ bị cuốn vào chu kỳ giảm nếu dữ liệu xấu đi từ đây."
Một vài khu vực tại châu Á là nơi trú ẩn an toàn. Lợi suất tại Indonesia kỳ hạn 10 năm tăng 5 điểm cơ bản, chạm mốc 7,66% do các nhà đầu tư bán tháo tài sản có hệ số beta cao.
Theo Win Thin, giám đốc chiến lược tiền tệ toàn cầu tại Brown Brothers Harriman & Co., New York, đường cong lợi suất đảo chiều tại thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới là tín hiệu tiêu cực đối với tài sản của các quốc gia đang phát triển.
Ông cho biết: "Nếu tiếp tục duy trì, đây có lẽ sẽ là tín hiệu cho thấy một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra tại Mỹ trong vòng 6 tới 24 tháng tới. Điều này sẽ không thuận lợi đối với các tài sản rủi ro và tài sản của các thị trường mới nổi đang chịu áp lực trong tuần này."