Giá dầu có tuần giảm 8%
Giá dầu thay đổi nhẹ và có tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2020, khi các trường hợp nhiễm virus mới tại Mỹ tăng, dấy lên mối lo ngại làn sóng virus corona thứ 2 ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.
Chốt phiên giao dịch ngày 12/6, dầu thô Brent tăng 18 US cent lên 38,73 USD/thùng, trong khi dầu thô Tây Texas WTI giảm 8 US cent xuống 36,26 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều có tuần giảm khoảng 8% - tuần giảm đầu tiên sau 6 tuần tăng liên tiếp.
Giá dầu chịu áp lực giảm khi 1/2 tá tiểu bang Mỹ báo cáo số trường hợp nhiễm virus mới tăng, làm gia tăng mối lo ngại đại dịch virus corona có thể kéo dài hơn nữa, khiến nền kinh tế bị đình trệ.
Đồng thời, tồn trữ dầu thô Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục 538,1 triệu thùng, do nhập khẩu dầu giá rẻ từ Saudi Arabia vào nước này.
Giá khí tự nhiên thấp nhất 2 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần do dự báo thời tiết ôn hòa, nhu cầu làm mát thấp hơn so với dự báo trước đó và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn New York giảm 8,2 US cent tương đương 4,5% xuống 1,731 USD/mmBTU – thấp nhất kể từ ngày 27/5/2020.
Với thời tiết ôn hòa vào giữa tháng 6/2020, Refinitiv dự báo nhu cầu của Mỹ bao gồm xuất khẩu sẽ giảm từ 82,5 bcfd trong tuần này xuống 79,1 bcfd trong tuần tới, trước khi tăng lên 85,4 bcfd trong 2 tuần do thời tiết ấm trở lại.
Giá vàng có tuần tăng mạnh nhất 2 tháng, bạch kim có tuần tăng mạnh nhất hơn 2 tháng
Giá vàng tăng khi các nhà đầu tư đẩy mạnh mua các tài sản trú ẩn an toàn do lo ngại làn sóng nhiễm virus corona mới tăng, làm trầm trọng thêm triển vọng kinh tế ảm đạm từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,2% lên 1.730,57 USD/ounce và có tuần tăng 2,7% - tuần tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 10/4/2020. Trong khi đó, vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York giảm 0,1% xuống 1.737,3 USD/ounce.
Giá bạch kim giảm 0,4% xuống 808,18 USD/ounce và có tuần giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 3/2020.
Giá đồng tăng tuần thứ 4 liên tiếp
Giá đồng tăng và có tuần tăng thứ 4 liên tiếp do tồn trữ giảm và hoạt động mua vào từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc. Đồng thời, thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu tăng cũng thúc đẩy giá đồng tăng.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,5% lên 5.791 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đồng tăng gần 2%. Trong phiên thứ năm (11/6/2020), giá đồng đạt 5.928 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 24/1/2020 và tiến sát mức 6.343 USD/tấn trong ngày 16/1/2020, trước khi thị trường bị ảnh hưởng bởi virus corona bùng phát.
Tồn trữ đồng tại London giảm 5.275 tấn xuống 125.325 tấn, thấp nhất kể từ ngày 24/2/2020. Đồng thời, tồn trữ đồng tại Thượng Hải giảm 11.782 tấn xuống 128.131 tấn.
Giá quặng sắt và thép tiếp đà tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng và có tuần tăng hơn 3%, được thúc đẩy bởi nhu cầu tại các nhà máy thép duy trì vững và lo ngại về nguồn cung từ Brazil.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1,9% lên 777 CNY (109,81 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 3,5%.
Trong khi đó, giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 0,5 USD xuống 104,5 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,9% lên 3.626 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,2% lên 3.583 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,6% xuống 12.765 CNY/tấn.
Giá cao su vẫn thấp nhất 1 tuần
Giá cao su tại Tokyo giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần và có tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần, do lo ngại các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Mỹ gia tăng có thể làm chậm tốc độ hồi phục từ việc nới lỏng các hạn chế.
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn TOCOM giảm 1 JPY xuống 159 JPY (1,48 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 0,3%.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 215 CNY xuống 10.375 CNY (1.467 USD)/tấn. Tồn trữ cao su tại Thượng Hải tăng 0,3% so với tuần trước đó.
Giá đường thô dưới ngưỡng 12 US cent/lb
Giá đường thô giảm dưới ngưỡng 12 US cent/lb khi các trường hợp nhiễm virus corona mới gia tăng, gây áp lực đối với nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến nhu cầu đường.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 0,07 US cent tương đương 0,6% xuống 11,87 US cent/lb, trong đầu phiên giao dịch chạm mức thấp 11,6 US cent/lb.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London giảm 4,4 USD tương đương 1,1% xuống 383,4 USD/tấn.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE giảm 0,7 US cent tương đương 0,7% xuống 97 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất 8 tháng trong ngày 11/6/2020.
Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 15 USD tương đương 1,2% xuống 1.212 USD/tấn.
Giá đậu tương, lúa mì và ngô đồng loạt tăng
Giá đậu tương tại Mỹ tăng do kỳ vọng Mỹ tiếp tục xuất khẩu sang nước nhập khẩu hàng đầu – Trung Quốc – đã hỗ trợ giá.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 5-1/4 US cent lên 8,71-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 2-3/4 US cent lên 5,02 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 4,95-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 18/5/2020. Giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1/4 US cent lên 3,3 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá lúa mì giảm 2,6% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 15/5/2020. Giá ngô giảm 0,4% song giá đậu tương tăng 0,4%.
Giá dầu cọ giảm
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm và rời khỏi chuỗi tăng 4 tuần liên tiếp, do dự báo sản lượng dầu cọ tại nước này trong tháng 6/2020 tăng, cùng với giá dầu thô và dầu thực vật khác suy yếu gây áp lực thị trường.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 21 ringgit tương đương 0,89% xuống 2.345 ringgit/tấn. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 0,13%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 13/6