Để mua túi xách hàng hiệu từ những trung tâm buôn bán “hàng nhái hàng hiệu ” không khó. Phóng viên tờ Yang Cheng Evening News đăng tải bài viết chỉ ra đường dây lừa đảo người tiêu dùng khi bỏ số tiền lớn mua hàng hiệu ở Trung Quốc. Một chiếc túi xách hàng hiệu được niêm yết với giá 25.600 NDT (87,9 triệu đồng), phóng viên chỉ cần bỏ ra 1.300 NDT (4,5 triệu đồng) có thể sở hữu chiếc túi không khác gì hàng thật.
Không chỉ nhận túi, phụ kiện đi kèm cũng bị làm nhái tinh vi, ngay cả những người sành đồ hiệu chưa chắc đã phân biệt được. Hóa đơn, thông tin tra cứu nguồn hàng từ cửa hàng nước ngoài, bao bì sản phẩm, hộp, tag… đều có thể nhái.
Trạm Tây ở Quảng Châu là khu vực kinh doanh cốt lõi khi tập hợp các chợ bán buôn quần áo và giày dép nổi tiếng. Chưa đầy 100 m đã có hơn 10 người chào mời. Dọc các gian hàng này bày bán đủ loại giày hàng hiệu , bao gồm Louis Vuitton (LV), Gucci, Nike, Adidas…
Chủ gian hàng Xiao Ming không ngần ngại giới thiệu những đôi giày giả cao cấp mà anh bán đến từ các cơ sở ở Phủ Điền – thủ phủ sản xuất giày nhái nổi tiếng Trung Quốc. Giày nào hot, bình dân thì xưởng sẽ mua ngay hàng chính hãng về làm mẫu.
Để tránh bị cơ quan chức năng kiểm tra, một số doanh nghiệp đã giấu cửa hàng sâu trong một số tòa nhà ở phía Tây nhà ga. Muốn mua những hàng nhái chất lượng cao này thường phải có người giới thiệu. Cửa hàng túi xách hàng hiệu nổi tiếng ẩn mình bên sau có diện tích chưa đến 100 mét vuông, chia làm ba phòng, chứa đầy những chiếc túi giả cao cấp từ các thương hiệu như LV, Prada, Hermes.
Những chiếc túi này được người bán nói đều là hàng nhái cao cấp và khẳng định “không có gì khác biệt với sản phẩm gốc”
Cuộc điều tra của phóng viên cho thấy các đại lý thu mua hàng giả có thể dễ dàng có được bộ phụ kiện hoàn chỉnh bao gồm gồm tag, hộp, túi xách, hướng dẫn, thẻ bảo hành và biên lai.
Lấy chiếc túi LV giả cao cấp mà phóng viên mua làm ví dụ, một bộ bao bì chỉ có giá 30 NDT (103.000 đồng). Bỏ thêm 70 NDT (240.000 đồng) nữa, gói hàng từ Quảng Châu có thể ngụy trang thành hàng hóa được gửi từ Hong Kong (Trung Quốc).
Các đại lý thu mua giả thường sử dụng hai phương pháp khi xử lý thông tin Logistics: một số đại lý thu mua gửi hàng giả ra nước ngoài rồi gửi về nước; các đại lý thu mua khác trực tiếp hợp tác với nhân viên nội bộ của các công ty logistics để tạo ra thông tin chuyển phát nhanh giả mạo.
Liêu Kiến Huân - công ty luật tại Quảng Đông - cho biết việc sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký, sẽ cấu thành hành vi vi phạm nhãn hiệu, bị coi là bất hợp pháp.
Những người bán hàng nhái phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường cho người tiêu dùng . Về trách nhiệm pháp lý, cơ quan giám sát quản lý thị trường có thể tiến hành điều tra hành chính và xử phạt hành chính đối với các hoạt động vi phạm pháp luật như tịch thu hàng giả của người sản xuất, người bán.
Về mặt trách nhiệm hình sự, nếu tính chất của nhà sản xuất là vi phạm và hành vi trái pháp luật sẽ rất nghiêm trọng, có thể cấu thành hành vi đăng ký giả mạo.
Nếu công ty bất động sản trung tâm thương mại biết có gian hàng bán hàng nhái nhãn hiệu đã đăng ký và hỗ trợ cho các hoạt động bất hợp pháp, công ty đó cũng phải chịu trách nhiệm hành chính và hình sự tương ứng.
Ngoài ra, nếu công ty logistics giả mạo thông tin, ngoài việc phải chịu trách nhiệm dân sự, công ty có thể bị phạt tiền, thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh. Về mặt trách nhiệm hình sự, hành vi hỗ trợ bán hàng giả có thể cấu thành tội hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng.
Luật sự cho biết nếu người tiêu dùng mua phải hàng giả, có thể báo vụ việc lên cơ quan công an hoặc nộp đơn khiếu nại hành chính lên cơ quan quản lý và giám sát thị trường.