“Thiên đường đồ Nhật” dưới gầm cầu Thăng Long: Kiểm tra hôm trước, hôm sau tái phạm

11/12/2017 14:07
Cứ khi nào cơ quan quản lý có mặt, những người lấn chiếm lại thu dọn đồ đạc rồi biến mất. Vắng mặt cán bộ, họ lại kinh doanh nhộn nhịp, đua nhau lấn chiếm hành lang an toàn cầu…

“Thiên đường đồ Nhật” dưới gầm cầu Thăng Long: Kiểm tra hôm trước, hôm sau tái phạm - 1

Ông Lê Minh Khai – PGĐ Cty Hà Thái có mặt tại “siêu thị đồ cũ Nhật” sáng 7/12. Ảnh: PV

Bất lực trước tình trạng lấn chiếm

Sau khi Báo Gia đình & Xã hội đăng tải bài viết: “Thâm nhập “thiên đường đồ Nhật” dưới gầm cầu Thăng Long”, đội Quản lý thị trường số 1 và số 9 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã khẩn trương phối hợp với Phòng Chống buôn lậu của Cục QLTT tiến hành kiểm tra địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau đó, chính quyền địa phương và Công ty cổ phần đường sắt Hà Thái cũng tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn cầu Thăng Long đối với chủ cơ sở này.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận của phóng viên, “thiên đường đồ Nhật” lại hoạt động bình thường, khách hàng vẫn vào ra không ngớt dù trước đó 2 tuần, chủ cơ sở là Đinh Văn Nam khẳng định với cơ quan chức năng sẽ sớm di dời các hạng mục vi phạm và trả lại hiện trạng cho khu vực gầm cầu Thăng Long.

Ông Lê Minh Khai, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái – Đơn vị được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt trên khu vực cầu Thăng Long tỏ ra cương quyết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục lập biên bản vi phạm và có kiến nghị lên các cơ quan chức năng nhằm giải tỏa khu vực này trong thời gian sớm nhất”.

Chỉ tay về phía khu vực gầm cầu Thăng Long đoạn chợ Cổ Điển (xã Hải Bối, Đông Anh) cách đó vài trăm mét, vị PGĐ này buồn bã chia sẻ rằng Công ty cổ phần đường sắt Hà Thái trở nên bất lực trước thực trạng lấn chiếm hành lang an toàn cầu Thăng Long.

“Thiên đường đồ Nhật” dưới gầm cầu Thăng Long: Kiểm tra hôm trước, hôm sau tái phạm - 2

Khu trưng bày gốm sứ “mọc” lên bất chấp hàng rào bảo vệ an toàn cầu.

Theo ghi nhận của PV, khu vực gầm cầu này bị chia cắt thành nhiều địa điểm kinh doanh nhộn nhịp. Một khu trưng bày gốm sứ, khu bán gia cầm, hoa quả, khu kinh doanh quần áo, khu rộng rãi để gửi ô tô tải, thậm chí có cả cửa hàng ăn sáng… Tất cả hoạt động diễn ra trong khu vực hành lang an toàn cầu, tạo ra khung cảnh lộn xộn, nhếch nhác, đe dọa đến an toàn công trình cầu và an toàn giao thông.

“Cứ khi nào cơ quan quản lý có mặt, họ (người lấn chiếm) lại thu dọn đồ đạc rồi biến mất, vắng mặt cơ quan quản lý, họ lại kinh doanh nhộn nhịp, đua nhau lấn chiếm hành lang an toàn cầu. Chúng tôi đã nhiều lần lập biên bản vi phạm và gửi báo cáo đến các cơ quan quản lý nhà nước liên quan nhưng tình hình không khả quan hơn”, ông Lê Minh Khai nói.

Các đơn vị đẩy trách nhiệm cho nhau

“Thiên đường đồ Nhật” dưới gầm cầu Thăng Long: Kiểm tra hôm trước, hôm sau tái phạm - 3

Bãi rác chất đống ở gầm cầu Thăng Long.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Tô Quang Thiện – Phó trưởng phòng quản lý Đô thị huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết: “Khu vực hành lang an toàn cầu Thăng Long được nhà nước giao trách nhiệm quản lý trực tiếp cho phía Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái. Tuy vậy, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn cầu Thăng Long đã diễn ra nhiều năm qua. UBND huyện Đông Anh cũng đã không ít lần phối hợp với Công ty Hà Thái cưỡng chế, giải tỏa những hộ vi phạm nhưng tình trạng này không hề suy giảm”.

Theo ông Thiện, việc phía Công ty Hà Thái ký 4 hợp đồng hợp tác với một số doanh nghiệp trên địa bàn đã dẫn đến việc cưỡng chế, giải tỏa của cơ quan chức năng tại khu vực này đi vào bế tắc. Cụ thể có 2 hợp đồng xây dựng bảo vệ hành lang an toàn cầu Thăng Long và 2 hợp đồng hợp tác kinh doanh tại khu vực hành lang an toàn cầu đã được Công ty Hà Thái ký kết với 2 doanh nghiệp.

“Nếu phía Công ty Hà Thái tiến hành thanh lý 4 hợp đồng này thì chính quyền địa phương sẵn sàng vào cuộc để lập hồ sơ, biên bản vi phạm và tiến hành cưỡng chế, giải tỏa toàn bộ những hộ lấn chiếm khu vực hành lang an toàn cầu”, ông Thiện bức xúc và cho biết việc thiết lập trật tự kinh doanh và tạo mỹ quan đô thị dưới khu vực gầm cầu Thăng Long cũng là mong mỏi của chính quyền Huyện Đông Anh. Trên thực tế, UBND Huyện Đông Anh cũng đã gửi kiến nghị này lên UBND TP Hà Nội về việc này.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Lê Minh Khai, PGĐ Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái cho hay, UBND huyện Đông Anh đã hiểu sai về tính chất của 2 bản hợp đồng này. “Chúng tôi có tiến hành ký kết 2 hợp đồng xây dựng bảo vệ hành lang an toàn cầu cùng 2 doanh nghiệp trên địa bàn. Khu vực ký kết hợp đồng là từ trụ B20 – B32 và B33 – B53. Doanh nghiệp góp vốn cùng công ty xây dựng khu vực hành lang an toàn cầu, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương xã hội hóa ngành đường sắt. Sau đó, chúng tôi tiếp tục ký 2 hợp đồng hợp tác kinh doanh với 2 doanh nghiệp trên. Hợp đồng nêu rõ: Sau khi xây dựng xong hành lang an toàn cầu nếu được sự cho phép của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề sử dụng khu vực cho mục đích kinh doanh thì sẽ ưu tiên cho 2 doanh nghiệp này. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ sự cho phép nào nên tất cả hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn cầu đều là sai phép”, ông Lê Minh Khai cho biết.

Vị PGĐ Công ty Hà Thái cũng cho hay, đơn vị này đã có kiến nghị lên ngành đường sắt, một số cơ quan chức năng cần có kế hoạch quản lý, sử dụng hợp lý khu vực hành lang an toàn cầu vì nếu không đưa vào quản lý, sử dụng sẽ không chống được tái lấn chiếm. “Nếu được đưa vào khai thác, tôi đề xuất đây nên là nơi trưng bày các mặt hàng như cây cảnh, gốm sứ vì vừa chống cháy nổ, vừa không tác động môi trường mà còn tạo được mỹ quan cho khu vực”, ông Khai cho hay.

Chưa có kết quả truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Ông Trịnh Bá Quang – Trưởng phòng Tổng hợp (Chi Cục QLTT Hà Nội) cho biết: “Sau khi nhận được phản ánh của Báo Gia đình & Xã hội, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo xuống Ban chỉ đạo 389 huyện Đông Anh truy xuất nguồn gốc hàng hóa của kho xưởng nói trên. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo kết quả”.

Tin mới

Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
15 phút trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
12 phút trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá cà phê, hồ tiêu 'rơi thẳng đứng' vì Mỹ áp thuế ồ ạt
55 phút trước
Hôm nay (5/4), giá cà phê ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay, giá tiêu cũng có mức giảm kỷ lục từ 6.000 - 6.500 đồng/kg so với hôm qua.
Cục pin siêu lớn VinFast vừa lắp cho công ty thắp sáng 6 triệu hộ: Giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu lớn
56 phút trước
Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu lớn với dự án mà VinFast và đối tác vừa thực hiện.
‘Huyền thoại xe ga’ của Ý ra mắt phiên bản mới: thiết kế sang trọng, động cơ 278cc mạnh mẽ, cạnh tranh trực tiếp với Honda SH 350i
45 phút trước
Mẫu xe ga này được lắp ráp tại Việt Nam với giá bán từ 152 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Mazda 6e bắt đầu sản xuất: Phân phối ở nhiều thị trường, có thể về Việt Nam
22 giờ trước
Mazda 6e đã chính thức sản xuất tại Trung Quốc vào đầu tháng 4 này để xuất khẩu xe sang châu Âu và Đông Nam Á.
Honda HR-V 2025 giá khởi điểm cao hơn Mazda CX-5, thêm bản hybrid giá 869 triệu
22 giờ trước
Honda đang từng bước hybrid hoá dải sản phẩm của mình với HR-V là model thứ 3 có phiên bản hybrid bán tại Việt Nam.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
23 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
1 ngày trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng