Tính từ đầu năm đến ngày 20/10, TP. Hồ Chí Minh đã có 1.046 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký đạt 1.068,2 triệu USD, tăng 23,2% về giấy phép và tăng 46,5% về vốn đăng ký so với năm 2018.
Bên cạnh đó có 256 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng 717,6 triệu USD. Tổng vốn đăng ký cấp phép mới và tăng vốn đến ngày 20/10 đạt 1.785,8 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Góp vốn, mua cổ phần có 4.694 trường hợp, tổng vốn đạt 4.394 triệu USD, giảm 14,3% về vốn so với cùng kỳ năm trước.
Nếu phân theo loại hình đầu tư: có 945 dự án là 100% vốn nước ngoài với vốn đăng ký đạt 831,9 triệu USD (chiếm 77,9%); 97 dự án liên doanh, vốn đạt 234,8 triệu USD (chiếm 21,9%); 4 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn đầu tư 1,4 triệu USD.
Nếu phân theo lĩnh vực đầu tư: Ngành kinh doanh bất động sản dẫn đầu về vốn với 41 dự án, vốn đầu tư đạt 455,1 triệu USD, chiếm 42,6% tổng vốn được cấp phép mới. Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ có 247 dự án, vốn đầu tư 241,1 triệu USD, chiếm 22,6%.
Thương mại có 456 dự án, vốn đầu tư 175,6 triệu USD, chiếm 16,4%. Công nghiệp chế biến, chế tạo có 29 dự án, vốn đầu tư 84,1 triệu USD, chiếm 7,9%. Thông tin và truyền thông có 141 dự án, vốn đầu tư 41,6 triệu USD chiếm 3,9%. Ngành vận tải kho bãi có 52 dự án, vốn đầu tư 37,6 triệu USD, chiếm 3,5%. Xây dựng có 30 dự án, vốn đầu tư 14,9 triệu USD...
Còn theo đối tác đầu tư, số liệu ghi nhận có 64 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trong 10 tháng năm 2019. Trong đó, Singapore dẫn đầu về vốn với 139 dự án, vốn đăng ký đạt 324 triệu USD, chiếm 30,3% tổng vốn cấp mới.
British Virgin Islands có 13 dự án, vốn đầu tư có 179,4 triệu USD, chiếm 16,8%; Hàn Quốc có 214 dự án, vốn đầu tư 171,9 triệu USD, chiếm 16,1%, Nhật Bản có 133 dự án, vốn đầu tư 155,4 triệu USD, chiếm 14,6%, Samoa 10 dự án, vốn đầu tư 52,9 triệu USD, chiếm 5%; Hà Lan 12 dự án, vốn đầu tư 32,7 triệu USD, chiếm 3,1%; Hồng Kông 74 dự án, vốn đầu tư 27,4 triệu USD; Trung Quốc 89 dự án, vốn đầu tư 20,5 triệu USD...