"Thiên la, địa võng" chặn hàng nông sản Việt xuất ngoại (Kỳ 1)

22/11/2017 00:19
Hàng loạt các nước nhập khẩu đã tận dụng, thậm chí lạm dụng hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu. Tình trạng này khiến các nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn để thâm nhập vào thị trường nước bạn. Việt Nam phải làm gì trước những rào cản này là câu hỏi khó với không chỉ nông dân mà cả doanh nghiệp, cơ quan chức năng... Vượt qua 1.000 chỉ tiêu, Lâm Đồng xuất khẩu hoa cúc vào Nhật BảnÔng Nguyễn Thiện Nhân: Xuất khẩu rau, hoa, quả có thể đạt 15 tỷ USD

Trong xu hướng tự do hóa thương mại, các nước phải gỡ bỏ các rào cản thuế quan theo các hiệp định hay cam kết với nước khác. Nhưng thay vào đó, nhiều nước nhập khẩu nông sản đã hình thành các rào cản kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước.

Liên tục tăng và liên tục thay đổi

"thien la, dia vong" chan hang nong san viet xuat ngoai (ky 1) hinh anh 1

Thu hoạch xoài phục vụ xuất khẩu. Ảnh: T.L

MRL (mg/kg) là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm do Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex  quốc tế (CXL) hoặc cơ quan quản lý tại quốc gia (MRL) quy định. Đây không phải là tiêu chuẩn về ngưỡng độc tính mà là tiêu chuẩn thương mại thực phẩm quốc tế được thiết lập trên cơ sở GAP. Mục đích của việc thiết lập MRL là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hàng nông sản và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 

Ông Lê Sơn Hà – Trưởng phòng Kiểm dịch Thực vật (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT), cho biết, những năm qua, nông sản xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng ổn định, trong đó có những mặt hàng tăng trưởng cao như rau, quả... Tuy nhiên, nông sản xuất khẩu đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường, trong đó có các rào cản kỹ thuật. Cụ thể, trong khi các rào cản thuế quan đã được giảm đáng kể theo lộ trình giảm thuế của Nhà nước, các rào cản phi thuế quan, đặc biệt các rào cản mang tính kỹ thuật vẫn tồn tại, thậm chí phát triển với nhiều hình thức phức tạp hơn.

“Ban đầu nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh… các nước đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều nước lại có xu hướng làm dụng các biện pháp kỹ thuật này nhằm mục tiêu hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất trong nước” - TS Hà nhận định.

Bộ NNPTNT cũng thông tin, tính đến tháng 10, các cơ quan thuộc bộ này nhận được 45 thông báo, trong đó có 35 thông báo liên quan đến việc các nước điều chỉnh những tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong nông sản. Chưa kể, nhiều thị trường còn đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cực kỳ khắt khe như áp dụng tiêu chuẩn vượt ngưỡng hàm lượng tối đa (MRL) quá thấp mà không dựa trên cơ sở khoa học nào khiến nhà xuất khẩu khó đáp ứng. “Đã có nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam bị cảnh báo ở các thị trường Mỹ, EU về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như gạo, thanh long, xoài, hồ tiêu, chè, rau… Đây là điều khiến cơ quan chức năng và các nhà xuất khẩu phải đau đầu hiện nay” - TS Trần Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam, cho biết.

Xuất khẩu giảm vì MRL

Việc các nước tăng cường tạo ra các rào cản kỹ thuật đã ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, trong 5 năm qua, xuất khẩu nông sản vẫn đạt mức tăng trung bình 2,4%/năm. Thế nhưng, xét về tỷ trọng, xuất khẩu nông sản liên tục giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, từ 13% năm 2012 xuống còn gần 8,6% năm 2016. Một trong các nguyên nhân được chỉ ra đó là hàng nông sản của Việt Nam không đạt các tiêu chuẩn về MRL do các nước nhập khẩu đưa ra.

TS Hà cho rằng, nhiều quốc gia yêu cầu phân tích nguy cơ dịch hại với quy trình phức tạp, từ đó, thời gian có thể kéo dài lên tới hơn 10 năm, ảnh hưởng tới quá trình đàm phán xuất khẩu nông sản vào các thị trường này.  Ví dụ như trường hợp trái thanh long tươi của Việt Nam phải mất đến 9 năm đàm phán. Đặc biệt một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… còn yêu cầu cử chuyên gia đến tận nơi giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói, kiểm dịch thực vật...

“Các yêu cầu này là rào cản gây khó khăn cho xuất khẩu nông sản, do kéo dài thời gian để đàm phán thống nhất biện pháp kiểm dịch thực vật, vừa làm tăng giá thành xuất khẩu nông sản vì phải chi phí cho việc xử lý kiểm dịch thực vật và đón các chuyên gia kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu sang kiểm tra” - TS Hà nhận định.

Ông Vasant L.Patil - đại diện Tổ chức Croplife châu Á giải thích, mặc dù Việt Nam đã có văn bản quy định và xây dựng các tiêu chuẩn về MRL tuy nhiên việc thực thi, quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn MRL hiện không đồng nhất giữa các quốc gia, dữ liệu thường xuyên cập nhật và việc truy suất dữ liệu không thuận lợi cũng tạo thêm các khó khăn trong quá trình thực thi.

“Không riêng gì sản phẩm trái cây, nông sản nói chung nếu vi phạm các quy định về vượt mức MRL, người trồng trọt, nhà xuất khẩu có thể bị phạt, bị truy tố… Do đó, Chính phủ và nông dân cần đẩy mạnh hệ thống canh tác luân canh kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp, hạn chế các tồn dư vượt ngưỡng MRL” - ông Vasant cảnh báo.

Theo các chuyên gia, để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU), các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nông, thủy sản phải đảm bảo các yêu cầu khăt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ. Thực tế hiện nay, nhiều nông phẩm của Việt Nam chưa có thương hiệu, thậm chí một số sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và đã bị trả về thời gian qua là một trong những lưu ý đối với ngành nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Tử Cương - chuyên gia dự án EU-Mutrap, nhiều lĩnh vực của Việt Nam vẫn chưa gắn kết trong kiểm soát mối nguy an toàn cho sức khỏe động vật, thực vật và an toàn thực phẩm. Hơn nữa, rất khó kiểm soát theo chuỗi, từ trang trại đến bàn ăn, hoặc từ ao nuôi đến bàn ăn.                                     

B.T

(Còn nữa)

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
28 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
11 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
24 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
59 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.553.715 VNĐ / tấn

302.58 UScents / lb

2.58 %

+ 7.61

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.196.905 VNĐ / tấn

984.75 UScents / bu

0.72 %

+ 7.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.186.859 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.97 %

+ 2.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
18 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
19 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
20 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
22 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.