Thiên nga đen quý hiếm bỗng thành “thần lương cứu đói” trước khủng hoảng lương thực của Triều Tiên

03/11/2021 19:10
Tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng của Triều Tiên gần đây đã khiến Trung Quốc và Nga thúc giục Liên Hợp Quốc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Thiên nga đen trở thành giải pháp "cứu đói"

Tình trạng thiếu lương thực thực phẩm trầm trọng đã buộc các quan chức Triều Tiên thúc đẩy các giải pháp sáng tạo để cung cấp thức ăn cho người dân. Theo truyền thông nhà nước, Triều Tiên đang quảng bá về lợi ích sức khoẻ của thịt thiên nga đen, tiến hành nuôi thỏ và nuôi cá da trơn trên đồng lúa.

Theo hai tờ báo Rodong Sinmun và DPRK Today, Triều Tiên gần đây đã ca ngợi thịt thiên nga đen như một nguồn thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng giàu protein mà còn có tác dụng "chống ung thư".

"Thiên nga đen là loài chim cảnh quý hiếm. Thịt của chúng rất ngon và có giá trị về mặt y học. Các cơ sở đã được lập ra để gây giống chúng ở quy mô công nghiệp, nhằm góp phần tích cực vào việc cải thiện mức sống của người dân", tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên cho biết vào tuần trước.

Thiên nga đen trước đây chỉ được truyền thông của Triều Tiên nhắc đến như một chủ đề nghiên cứu học thuật hoặc liên quan đến những tin tức ở Vườn thú Trung tâm ở Bình Nhưỡng.

DPRK Today dẫn lời viên chức của một trang trại thiên nga đen ở huyện Jongpyong, đông bắc Triều Tiên: "Thịt của chúng có chứa immunoglobulin, axit linoleic và các chất chống ung thư mà hầu hết các loại thịt khác không có". Thiên nga đen là một loài thuỷ cầm lớn chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực đông nam và tây nam của Australia.

Bing Ji-chang, Tổng thư ký của Hiệp hội Điểu học Hàn Quốc, tin rằng lần đầu tiên có một mô hình nuôi thiên nga đen để làm thực phẩm.

Ông nói với This Week in Asia rằng: "Tôi chưa bao giờ nghe nói về việc thiên nga đen được nuôi để làm thức ăn cho con người ở các nước khác trên thế giới. Nhưng tôi nghĩ rằng sẽ không có bất kỳ vấn đề gì khi nuôi và tiêu thụ thịt của chúng, vì giá trị dinh dưỡng của chúng tốt tương đương với các loài thuỷ cầm khác".

Chính vì chúng quá hiếm, thiên nga đen đã trở thành một biểu tượng của địa vị. Nhưng vì có màu đen, chúng thường được liên tưởng tới những phẩm chất xấu xa. Trong thần thoại châu Âu và xuyên suốt thế kỷ 18-19, thiên nga đen được cho là do ma quỷ gửi đến, giống như những loài động vật có màu đen khác bao gồm cả mèo.

Vấn đề thiếu hụt lương thực ở Triều Tiên

Việc bắt đầu mua bán thịt thiên nga đen là một trong nhiều biện pháp bất thường của Triều Tiên để tăng nguồn cung lương thực thực phẩm. Thời điểm hiện tại, Triều Tiên đang phải đối mặt với 3 đợt trừng phạt quốc tế, biên giới với Trung Quốc bị đóng cửa do đại dịch Covid-19 và tình trạng lũ lụt trong nước.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thừa nhận tình hình lương thực "căng thẳng". Ông cũng xin lỗi về những gì người dân phải hy sinh để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch. Theo nguồn tin từ phía Hàn Quốc, gần đây, ông Kim Jong-un ra lệnh huy động tất cả đàn ông trai tráng thu hoạch hết số lương thực còn lại. Vấn đề về lương thực thực phẩm khiến ông cảm tưởng như thể đang "đi trên mặt băng mỏng manh".

Cuộc khủng hoảng nhân đạo đã khiến Trung Quốc và Nga thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nới lỏng các lệnh trừng phạt bằng cách khôi phục nỗ lực năm 2019. Nỗ lực này nhằm dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tượng, hải sản và hàng dệt may của Triều Tiên; đồng thời mở rộng quy định bao gồm nâng hạn mức nhập khẩu dầu mỏ tinh luyện.

Trong một dự thảo nghị quyết được soạn lại mà Reuters công bố ngày 1/11, Trung Quốc và Nga muốn hội đồng 15 thành viên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt "với mục đích cải thiện sinh kế của người dân" ở Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 vì các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Theo South China Morning Post

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
14 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
15 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
29 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
53 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
2 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
17 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
19 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.