Thiếu chip đúng là một “cơn ác mộng” với ngành công nghiệp và với chính người tiêu dùng

04/04/2021 09:21
Các nhà sản xuất điện thoại, ôtô, TV và máy chơi game đang phải thu hẹp quy mô sản xuất chỉ vì thiếu chip. Dự báo, tất cả các sản phẩm điện tử sẽ có giá cao hơn đáng kể trong năm 2021 này vì nguồn cung chip không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Năm nay, bạn có dự định mua một chiếc smartphone, TV, máy chơi game hoặc một chiếc ôtô mới? Nhưng chắc chắn bạn có thể bị sốc với mức giá của chúng. Bởi tất cả những thiết bị này đều cần tới chip xử lý nhưng hiện tại, các nhà sản xuất đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung chip.

Thiếu chip đúng là một “cơn ác mộng” với ngành công nghiệp và với chính người tiêu dùng - Ảnh 1.

Các nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất trên thế giới là Intel, Samsung, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), SK Hynix, Micron Technology, Qualcomm, Broadcom và Nvidia.

Tình trạng thiếu hụt chip lần đầu tiên xuất hiện cách đây một năm trước, khi nhiều nhà máy sản xuất chip hay còn gọi là xưởng đúc phải đóng cửa do đại dịch COVID-19. Đó là chưa kể đại dịch cũng đã làm thay đổi thói quen của mọi người trên thế giới.

Hầu hết mọi người đều phải làm việc, học tập ở nhà do các lệnh giãn cách và phong tỏa xã hội. Đây cũng là lý do làm bùng nổ nhu cầu mua các thiết bị điện tử phục vụ công việc, học tập và cả giải trí tăng vọt, dẫn tới nguồn cung chip không thể đáp ứng kịp.

Thị trường smartphone chao đảo vì thiếu chip

Một trong những hãng mua chip bán dẫn nhiều nhất thế giới là Apple, tiếp theo là Samsung. Trong đó, Samsung cũng là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn thứ hai thế giới. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng, hãng điện tử Hàn Quốc có thể "miễn nhiễm" trước cuộc khủng hoảng này. Bạn đã nhầm.

Chỉ mới đây Samsung xác nhận với trang BBC về việc hãng có thể phải bỏ màn ra mắt dòng Galaxy Note tiếp theo. Giám đốc mảng di động và đồng CEO Samsung, ông Koh Dong-jin chia sẻ với các cổ đông trong một cuộc họp rằng, có một sự mất cân bằng nghiêm trọng về nguồn cung và cầu chip trên toàn cầu.

Thiếu chip đúng là một “cơn ác mộng” với ngành công nghiệp và với chính người tiêu dùng - Ảnh 2.

Tệ hơn nữa là việc thời tiết khắc nghiệt ở tiểu bang Texas, Mỹ hồi tháng trước buộc Samsung phải tạm thời đóng cửa cơ sở sản xuất chip ở Austin.

Năm ngoái, Apple đã buộc phải trì hoãn việc ra mắt dòng iPhone 12 tới tận hai tháng do hạn chế về nguồn cung và tác động của đại dịch Covid-19.

Ngành công nghiệp ôtô cũng chịu chung số phận vì thiếu chip

Xe ôtô sử dụng khá nhiều chất bán dẫn, đặc biệt là những con chip có nhiệm vụ xử lý tín hiệu, giải trí, kết nối Bluetooth, điều khiển hệ thống lái, phanh, động cơ và kiểm soát túi khí.

Vào tháng 2/2021, sự thiếu hụt chất bán dẫn đã buộc nhà sản xuất ô tô Ford phải cắt giảm sản lượng tại hai nhà máy sản xuất dòng xe bán tải F-150 đang bán rất chạy. Giám đốc tài chính của Ford, John Lawler tiết lộ: "Thời điểm này ước tính chúng tôi có thể mất 10% đến 20% sản lượng xe trong quý đầu tiên theo kế hoạch".

Thiếu chip đúng là một “cơn ác mộng” với ngành công nghiệp và với chính người tiêu dùng - Ảnh 3.

Vào ngày 19/3/2021, nhà sản xuất ôtô Nissan đã buộc phải tạm dừng sản xuất tại ba trong số các nhà máy ở Bắc Mỹ do thiếu chất bán dẫn. Theo Seeking Alpha, việc tạm hoãn tại nhà máy Smyrna, Tennessee của Nissan sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất các mẫu crossover Murano và Rogue, Maxima, Leaf.

Ngoài ra việc dừng hoạt động tại nhà máy Canton, Mississippi của Nissan sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất dòng sedan Altima và xe tải NV. Trong khi việc ngừng hoạt động tại nhà máy Aguascalientes, Mexico của công ty sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất Versa, xe sedan March và xe crossover cỡ nhỏ Kicks.

Mọi thứ cũng chẳng tốt hơn với General Motors. Chia sẻ với CNBC, công ty cho biết họ đã ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Fairfax, Kansas, San Luis Potosi, Mexico, Ingersoll, Ontario ở Canada và Sao Paulo, Brazil. Việc cho các nhà máy này dừng hoạt động sẽ cho phép GM chuyển toàn bộ số chip còn lại của họ sang các nhà máy sản xuất xe bán tải và SUV cỡ lớn.

Giám đốc tài chính của GM, Paul Jacobson tiết lộ thêm, tình trạng thiếu chip sẽ khiến công ty thiệt hại từ 1,5 tỷ - 2,5 tỷ USD trong năm 2021. Ford cũng báo cáo các khoản lỗ tương tự. Gần đây, Toyota cũng đã giảm sản xuất xe bán tải Tundra tại nhà máy ở Texas và Fiat Chrysler cũng đã tạm thời đóng cửa các nhà máy ở Ontario, Canada và Toluca, Mexico.

Ngành công nghiệp giải trí và gaming chịu chung số phận do thiếu chip

Nếu bạn cảm thấy khó kiếm một chiếc Sony PlayStation 5 trên thị trường lúc này thì bạn không hề đơn độc. Kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2020, kế hoạch sản xuất PS5 của Sony đã bị đình trệ nghiêm trọng do thiếu chip.

Vào tháng 2/2021, chủ tịch kiêm CEO của Sony Interactive Entertainment, Jim Ryan chia sẻ với tờ Financial Times rằng, ông hy vọng những hạn chế về nguồn cung PS5 sẽ "giảm dần trong năm 2021". Tuy nhiên ông từ chối chia sẻ thêm về việc có đủ nguồn cung bán ra vào các thời điểm kỷ nghỉ lễ trong năm 2021 hay không.

Thiếu chip đúng là một “cơn ác mộng” với ngành công nghiệp và với chính người tiêu dùng - Ảnh 4.

Sự thiếu hụt chất bán dẫn cũng đã ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất máy chơi game Xbox Series X/S của Microsoft.

Trang Bloomberg cho biết thêm, dòng CPU hiệu suất cao được sử dụng trên các dòng máy chơi game của Sony, Microsoft và Nintendo sẽ thiếu hụt từ nay đến hết năm 2021.

Có khả năng tình trạng thiếu chip sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian vì có thể mất tới hai năm để xây dựng và vận hành một cơ sở sản xuất chip. Điều đó có nghĩa là xu hướng tăng giá bán dẫn hiện nay vẫn sẽ tiếp tục.

Sẽ không ngạc nhiên nếu giá bán smartphone, máy chơi game, TV, bộ xử lý đồ họa (GPU) và ôtô trong năm 2021 này sẽ đắt hơn, thậm chí là khan hàng.

Tham khảo Interestingengineering

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
9 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.