Thịt bò Úc sẽ biến mất khỏi thực đơn trên toàn thế giới vì... Australia không còn bò?icon

Với quy mô gia súc đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, ngành chăn nuôi gia súc Australia đang đứng trước nguy cơ mất đi vị trí xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới.

Với quy mô gia súc đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, ngành chăn nuôi gia súc Australia đang đứng trước nguy cơ mất đi vị trí xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới.

 

Trong 1 diễn biến có thể được coi là "giáng đòn" vào những người yêu thích thịt bò bít tết, thịt bò Australia có thể biến mất khỏi thực đơn trên khắp thế giới nếu như các nhà chăn nuôi gia súc của Australia không thể đẩy nhanh tốc độ xây dựng lại đàn gia súc trên toàn quốc.

Thịt bò Úc sẽ biến mất khỏi thực đơn trên toàn thế giới vì... Australia không còn bò?

Với quy mô gia súc đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990, ngành chăn nuôi gia súc Australia đang đứng trước nguy cơ mất đi vị trí xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới mà nguyên nhân chỉ đơn giản là không có đủ sản lượng để phục vụ thị trường toàn cầu. Hậu Covid-19, nhu cầu thịt bò trên toàn thế giới đang tăng đột biến.

Nguy cơ này càng tăng lên khi một số nông dân tiếp tục gửi những con bò cái tới lò mổ thay vì giữ lại để mở rộng đàn.

Dữ liệu mới nhất cho thấy tỷ trọng bò cái được xử lý tại các lò mổ hiện lên tới 48,2%, vượt quá con số 47% là ngưỡng đảm bảo có đủ bò cái để tái đàn. Mặc dù hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ này xuống, Australia cần hành động ngay bây giờ bởi đó là quá trình kéo dài nhiều năm và ngành thịt bò đang đối mặt với những "cơn gió ngược".

Thịt bò Úc sẽ biến mất khỏi thực đơn trên toàn thế giới vì... Australia không còn bò? - Ảnh 1.

Sau nhiều năm hạn hán khiến diện tích đồng cỏ thu hẹp đáng kể, người nông dân Australia đã buộc phải giảm quy mô đàn gia súc. Năm 2019, giá thịt bò từng giảm xuống mức chỉ bằng một nửa hiện nay do nguồn cung dư thừa.

Người chăn nuôi cũng phải đối mặt với mối đe dọa từ các loại đạm thay thế trong bối cảnh các vấn đề môi trường và sức khỏe khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang những sản phẩm thịt có nguồn gốc thực vật.

Trước đây giá gia súc ở Australia tương đồng với giá ở khu vực Nam Mỹ, nhưng hạn hán trong giai đoạn 2014-15 đã khiến nguồn cung từ Australia bị khan hiếm, đẩy giá tăng vọt. Đồng real Brazil và đồng peso Argentina yếu đi trong những năm gần đây cũng đem đến cho các nhà sản xuất Australia lợi thế.

Với đôla Australia hiện đã lên gần 0,8 USD, các sản phẩm xuất khẩu của Australia trở nên ngoài tầm với đối với rất nhiều nhà nhập khẩu. Thậm chí thịt bò Úc đã đắt hơn cả bò Mỹ - loại vốn vẫn luôn giữ vị trí thịt bò đắt nhất thế giới.

Mới đây chính phủ Indonesia đã cảnh báo nước này sẽ tìm kiếm các nguồn cung khác vì thịt bò Australia quá đắt đỏ. Indonesia là thị trường xuất khẩu thịt bò lớn nhất của Australia.

Mặc dù Australia chỉ chiếm khoảng 4% tổng sản lượng thịt bò trên toàn cầu, đây vẫn là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất với các thị trường chủ chốt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm ngoái tổng lượng xuất khẩu đã giảm 15% do mức giá cao kỷ lục làm giảm nhu cầu.

Tuy nhiên vị thế của thịt bò Australia tại những thị trường này đang ngày càng bị đe dọa, cộng thêm tác động từ những hiệp định tự do thương mại khiến thịt bò Mỹ có ưu thế hơn. Ngoài ra không giống như ngành chăn nuôi bò ở Mỹ, những con bò ở Australia chủ yếu được nuôi bằng cỏ thay vì ngũ cốc, do đó chịu tác động từ biến đổi khí hậu nhiều hơn.

(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
7 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
6 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
6 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
5 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
4 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
15 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.