Thời cơ và thách thức cho doanh nghiệp Việt

15/05/2019 08:37
Khi Mỹ tiếp tục tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD giá trị hàng hoá Trung Quốc xuất vào Mỹ, các chuyên gia kinh tế cho rằng, căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc là cơ hội cho Việt Nam mở cửa đón nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức khiến doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá Trung Quốc tràn vào.

Làn sóng hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam?

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) nhận định, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng căng thẳng sẽ tác động xấu đến cầu thương mại chung của thế giới. Trong đó, các thị trường xuất khẩu nhiều của Việt Nam bị ảnh hưởng và gián tiếp tác động đến kinh tế Việt Nam.

Theo TS Trần Toàn Thắng, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, khi không thể xuất hàng sang Mỹ, hàng hóa Trung Quốc nhất là các loại hàng gia dụng sẽ tràn sang Việt Nam. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước của Việt Nam gặp khó khăn.

Cùng quanh điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài Chính cho rằng, sẽ có làn sóng hàng hoá Trung Quốc tràn vào Việt Nam, cả con đường chính thức và tiểu ngạch. Với hàng hoá nhập khẩu chính thức, cơ quan chức năng có thể kiểm tra nguồn gốc chất lượng, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, yếu tố môi trường và bảo vệ sức khoẻ con người. Đối với đường tiểu ngạch, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài và việc quản lý từ trước tới nay rất khó khăn.

“Hàng hoá Trung Quốc tràn vào nhiều, giá giảm, cạnh tranh gay gắt. Một số DN của Việt Nam có thể không còn sức để cạnh tranh. Thậm chí DN trì trệ, không bán được hàng sẽ phá sản”, ông Thịnh nhấn mạnh

Cơ hội cho DN Việt

Bên cạnh những thách thức, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc mang lại một số thuận lợi cho hàng hoá của Việt Nam. Tại thị trường Mỹ, khi hàng Trung Quốc không xuất sang sẽ tạo ra lỗ hổng ở thị trường và là cơ hội của DN Việt Nam tham gia. Trong danh sách các mặt hàng của Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế, Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu nằm trong danh sách này như thuỷ hải sản, đồ gỗ…

“Khi chúng tôi đi khảo sát, một số DN ở TPHCM cho biết, đơn hàng từ Trung Quốc đặt sản xuất nhiều hơn trước kia và chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ. Các mặt hàng này chủ yếu gồm dây cáp điện, linh kiện điện tử…”, đại diện NCIF cho biết.

Đại diện NICF cũng nhận định, khi xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc bị chặn, giá đầu vào nguyên vật liệu tăng sẽ khiến giá một số loại linh kiện Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tăng giá. Ví dụ, Trung Quốc nhập phần mềm để sản xuất linh kiện và xuất khẩu sang Việt Nam. Lúc này, DN điện tử Việt Nam phải đối mặt thực trạng giá các loại linh kiện điện tử tăng.

Cẩn trọng với dòng vốn FDI từ Trung Quốc

TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc đánh giá, Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc trong dài hạn. Việc Tổng thống Mỹ áp thuế trừng phạt lên hàng hóa của Trung Quốc sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm theo biên độ rộng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những nước tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam.

“Khi chiến tranh thương mại leo thang và kéo dài, tỷ giá đồng NDT - USD sụt giảm sẽ gây lo ngại cho các nhà đầu tư. Từ đó dẫn tới việc các nhà đầu tư rút vốn khỏi Trung Quốc. Điều này có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam khi hàng hóa Trung Quốc sẽ cạnh tranh lớn hơn cũng như tạo nên sức ép tỷ giá đồng Việt Nam - USD”, ông Thành nói.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhận định, chiến tranh thương mại Trung - Mỹ có thể làm tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc sang Việt Nam. Số vốn FDI của Trung Quốc tại Việt Nam liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn.

“Nhiều nghiên cứu đã chứng minh FDI nói chung và FDI từ Trung Quốc nói riêng, không mang lại lợi ích gì thực sự cho nền kinh tế và người dân Việt Nam”, chuyên gia Bùi Trinh nhận định.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cũng khuyến cáo, xuất hiện xu thế DN Trung Quốc chuyển sang các nước xung quanh sản xuất kinh doanh, tránh nguồn gốc hàng hoá từ Trung Quốc. Trung Quốc áp dụng chính sách cấm ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hiệu suất thấp, sử dụng nhiều nguyên liệu sẽ khiến làn sóng đầu tư của những ngành nghề này vào Việt Nam.

“Nếu chúng ta không khôn khéo, kiên quyết lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ trở thành nơi nhận công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường lớn và chèn ép hàng hoá Việt Nam”, ông Thịnh khuyến cáo.

Xuất siêu thấp hơn so với 2018

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 156,8 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 78,76 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu đạt 78,05 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa duy trì thặng dư trong 4 tháng với mức xuất siêu ước tính đạt 711 triệu USD; thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018 (đạt 3,7 tỷ USD).

Trong 4 tháng đầu năm 2019, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm Việt Nam xuất sang Mỹ là điện thoại và linh kiện, giày dép và hàng dệt may. Về nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,3 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. (Quỳnh Nga)



Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
50 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
38 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
46 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.575.339 VNĐ / tấn

81.65 USD / lbs

1.05 %

+ 0.85

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
18 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
19 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
2 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.