Thời đại tài chính 4.0, vay tiền nhanh tích tắc

Với tốc độ phát triển của công nghệ, đến năm 2025 toàn bộ hoạt động tài chính truyền thống sẽ bị thay thế bởi các dịch vụ, sản phẩm tài chính được số hóa. Là một nước đang phát triển,Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế tất yếu này.

Với tốc độ phát triển của công nghệ, đến năm 2025 toàn bộ hoạt động tài chính truyền thống sẽ bị thay thế bởi các dịch vụ, sản phẩm tài chính được số hóa. Là một nước đang phát triển,Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế tất yếu này.

 

Chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện khắp thế giới

Tại Trung Quốc, công ty cho vay trực tuyến MYbank (thuộc tập đoàn Alibaba) thành lập năm 2015 đã thành công trong việc thiết lập một hệ thống phê duyệt các khoản vay mà không cần sự tham gia của con người, nhờ vào phân tích hệ thống dữ liệu khách hàng và công nghệ số. Tới hết năm 2019, MYbank đã cho gần 16 triệu lượt khách hàng vay vốn với tổng giá trị khoản vay lên đến 2.000 tỷ Nhân dân tệ (290 tỷ USD). Với quy trình xử lý nhanh, gọn, người vay chỉ cần nộp hồ sơ qua ứng dụng trên điện thoại thông minh và nhận được tiền ngay khi được duyệt. Toàn bộ quy trình này chỉ kéo dài trong 3 phút và tỷ lệ vỡ nợ đến nay chỉ khoảng 1%.

Câu chuyện trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng nhờ công nghệ số và đây là xu hướng tất yếu mà Việt Nam không thể đứng ngoài.

Các chuyên gia kinh tế dự báo, đến năm 2025, hoạt động tài chính truyền thống gần như không tồn tại. Tất cả sẽ chuyển sang công nghệ số. Khi đó, các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có thể mở tài khoản trực tuyến thông qua các ứng dụng di động (app) đơn giản và nhanh chóng. Khách hàng cũng hoàn toàn có thể mở thẻ tín dụng hoặc đăng ký vay vốn và được giải ngân qua app với thời gian chỉ vài phút thay vì phải đến các phòng giao dịch truyền thống như trước đây. Không chỉ vậy, khách hàng còn có thể mua sắm, chi tiêu và đầu tư tài chính ngay trên các ứng dụng này.

Số hóa mọi sản phẩm, dịch vụ tài chính - tín dụng

Công ty Tư vấn toàn cầu (PwC) nhận định, với tốc độ phát triển của công nghệ cũng như thay đổi về trải nghiệm của khách hàng, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có một thế hệ “khách hàng số” chi phối thị trường. Thế hệ khách hàng này có những mong muốn và kỳ vọng cao về các sản phẩm, dịch vụ tài chính số. Điều này đòi hỏi các tổ chức tín dụng cần phải đi trước, đón đầu nhu cầu của khách hàng. Các tổ chức này cần thực hiện một chiến lược chuyển đổi số toàn diện, đưa 100% các dịch vụ, sản phẩm tài chính lên các kênh số hóa.

Thực tế cho thấy, tài chính tiêu dùng là nhu cầu của phân khúc đại chúng, chiếm khoảng 60% dân số tại Việt Nam. Đây cũng là phân khúc đóng vai trò chủ chốt cho việc chuyển đổi số. Khách hàng muốn được tiếp cận những dịch vụ tài chính nhanh nhất, dễ nhất bằng những công nghệ tiên tiến và linh hoạt. Trong bối cảnh đó, sự hợp tác với các tập đoàn quốc tế có kinh nghiệm sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình này, để phục vụ khách hàng chỉ trong một thiết bị cầm tay.

Tại Việt Nam, các tổ chức tài chính cũng đang chuyển đổi dần từ phương thức cho vay truyền thống sang tận dụng công nghệ, từ tìm kiếm khách hàng, phương thức tiếp thị, cho đến thẩm định trực tuyến qua mạng xã hội, chấm điểm khách hàng dựa trên hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI), sau đó sẽ giải ngân trực tuyến vào tài khoản, ví điện tử...

Một số tổ chức tín dụng đã triển khai các ứng dụng cho phép khách hàng vay tiêu dùng mà không cần tài sản bảo đảm. Mặc dù chỉ mới thử nghiệm nhưng kết quả đạt được khá khả quan với số lượng lớn khách hàng đăng ký trên khắp cả nước. Nhiều khách hàng cá nhân, đặc biệt tại các địa bàn nông thôn, ít có cơ hội tiếp cận thông tin, e ngại thủ tục hồ sơ rườm rà khi vay vốn ngân hàng. Các ứng dụng trên đã giúp khách hàng giảm thiểu các thủ tục, hồ sơ, bên cạnh đó thời gian chờ đợi để được duyệt khoản vay cũng được rút ngắn đáng kể. Điều này không chỉ giảm được gánh nặng về chi phí vận hành của các tổ chức tín dung mà còn mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng, khiến họ không còn e ngại mỗi khi làm thủ tục vay vốn.

Điểm tín dụng cá nhân - “Bệ đỡ” vững chắc cho hoạt động vay trực tuyến

Theo nhiều tổ chức tín dụng, số hoá là yếu tố quyết định sự thành công trong việc phát triển khách hàng và quản lý khoản vay. Thực tế cho thấy cos rất nhiều đơn vị đang đầu tư lớn cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam đến nay mới dừng ở các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chưa có tổ chức tín dụng nào làm được việc ra quyết định cho vay hoàn toàn trên môi trường số, vẫn chỉ là bán tự động. Nguyên nhân chính là do thiếu hành lang pháp lý để theo kịp công nghệ.

{từ khóa}

Chẳng hạn, việc cấp chữ ký số hiện nay vẫn yêu cầu khách hàng phải gặp mặt trực tiếp, nghĩa là quy trình chuyển đổi số chưa được thực hiện 100%. Nếu không cấp chữ ký số trực tuyến hoàn toàn thì các giai đoạn sau sẽ đều bị gián đoạn, cùng với đó là những vướng mắc của pháp luật hiện hành đối với cho vay trực tuyếntừ việc khởi tạo và thẩm định, phê duyệt tín dụng tự động, những điều chưa được các cơ quan chức năng quy định cụ thể.

Các tổ chức tín dụng mong muốn cơ quan chức năng nhanh chóng sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản, hành lang pháp lý về cho vay trực tuyến, cho phép ứng dụng giải pháp khởi tạo khoản vay với cơ chế thẩm định và phê duyệt tín dụng tự động, sử dụng chữ ký và lưu trữ hồ sơ điện tử trên hệ thống…

Để số hoá thành công, bên cạnh các yếu tố về công nghệ thì nền tảng quan trọng không thể thiếu chính là sự đầy đủ và minh bạch về thông tin tín dụng. Chấm điểm tín dụng cá nhân có ý nghĩa quan trọng với hoạt động cho vay trên nền tảng số. Điểm tín dụng là kết quả của quá trình phân tích lịch sử tín dụng khách hàng, có tác dụng định lượng rủi ro có thể xảy ra.

Theo đề xuất của đại diện FE Credit, Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đang chấm điểm tín dụng, có thể cập nhật dữ liệu thể hiện hành vi thanh toán của khách hàng thông qua thanh toán các hóa đơn, các khoản vay nợ, thông tin bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập cá nhân... Những dữ liệu này giúp các tổ chức tín dụng thẩm định, đánh giá chính xác khách hàng, cũng như có những tác động tích cực với hành vi của khách vay tín dụng.

Xuân Thạch

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
9 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
9 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
9 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
6 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
5 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
4 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
15 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
18 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
20 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.