Thời dịch bênh kinh tế khó khăn ai cũng thắt lưng buộc bụng, làm sao để quản lý chi tiêu để tiết kiệm và tích lũy được nhiều nhất?

15/04/2020 16:08
Để có thể thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân thì sau khi tạo ra thu nhập, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu. Và chúng ta phải biết đặt thứ tự ưu tiên và quản lý chi tiêu chặt chẽ để có thể tiết kiệm và tích lũy cao nhất, đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh tế bị đình trệ như thời điểm hiện tại - khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, chưa có dấu hiệu biến mất.

Kiếm tiền, tạo ra thu nhập là bước đầu tiên trong việc tạo ra quỹ tài chính cá nhân. Bước thứ hai và cũng rất quan trọng là tiết kiệm tiền từ khoản thu nhập đó. Tiết kiệm được thì mới có tiền để đưa vào đầu tư để tăng trưởng, sinh sôi tiền nhằm đạt mục tiêu tài chính cá nhân.

Tiết kiệm tiền thật ra khó hơn chúng ta nghĩ. Có câu nói "Kiếm tiền thì khó chứ sử dụng tiền thì dễ, ai cũng biết cách sử dùng tiền" Câu này không hoàn toàn đúng. Kiếm tiền đã khó. Sử dụng tiền một cách thông minh, hợp lý để có thể tiết kiệm, tích lũy được là chuyện còn khó hơn.

Tiết kiệm trước khi sử dụng, tiêu xài

Đa số chúng ta đều quan niệm sai lầm về tiết kiệm. Khi có thu nhập, chúng ta thường sử dụng tiền theo ý muốn của mình, và cố gắng cắt bớt chi tiêu để tiết kiệm. Người nào giỏi hơn thì có kế hoạch, phân bổ tiền về các quỹ tài chính, và tìm cách cắt giảm các khoản chưa cần thiết từ các quỹ không quan trọng, để đưa tiền vào quỹ tiết kiệm/đầu tư. Làm như vậy nghe có vẻ đúng, nhưng thật ra chưa đúng.

Người quản trị tài chính cá nhân tốt là người tiết kiệm trước khi sử dụng, tiết kiệm trước khi phân bổ về các quỹ khác. Mỗi khi có tiền thì giữ lại ngay 5% - 15% để đưa vào quỹ "tài chính cá nhân", và 15%-35% cho quỹ nhu cầu thiết yếu. Rồi mới phân bổ vào các quỹ khác.

Sẽ có người nói tiền chi tiêu của tôi sát lắm rồi. Không thể nào tiết kiệm được 5% đừng nói đến 15%.

Thời dịch bênh kinh tế khó khăn ai cũng thắt lưng buộc bụng, làm sao để quản lý chi tiêu để tiết kiệm và tích lũy được nhiều nhất? - Ảnh 1.

Nhận định như thế là chưa đúng. Quản trị tài chính cá nhân cho rằng chỉ khi nào chúng ta đang sống với chế độ tối thiểu: chỉ kiếm đủ tiền để ở, ăn uống, đi lại với mức thấp nhất và không còn dư đồng nào, thì chúng ta mới không thể tiết kiệm được. Còn nếu chúng ta vẫn có thể đi ăn ngoài, nhậu nhẹt, uống cà phê, mua sắm, vẫn "sang chảnh"… thì chúng ta vẫn còn "dư địa" để tiết kiệm được. Đừng chần chừ, hãy cất ngay 5% - 10% khi nhận được tiền và cắt các khoản còn lại bằng cách sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng và cần thiết.

Còn nếu chúng ta không muốn cắt bất cứ khoản chi tiêu hiện tại nào của mình, thì hãy kiếm thêm 10%-15% đó, bằng cách làm việc thông minh hơn (work smarter), hoặc làm việc chăm chỉ hơn (work harder). Thế giới 4.0 đem tới cho chúng ta rất nhiều cơ hội để làm có thể làm thêm và kiếm thêm tiền. Quan trọng là chúng ta có nỗ lực hay không?

Khi chúng ta đủ kỷ luật để đưa bản thân vào thế tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm chủ động như thế, chúng ta sẽ bắt đầu có tiền tiết kiệm đều đặn. Nếu có thu nhập 10 – 15 triệu/tháng, chúng ta hãy tiết kiệm 1 triệu một tháng, sẽ được 12 triệu một năm. Nếu có thu nhập 20 – 30 triệu/tháng, chúng ta hãy tiết kiệm 2 triệu một tháng, sẽ được 24 triệu một năm. Nếu có thu nhập 40 – 60 triệu/tháng, chúng ta hãy tiết kiệm 5 triệu một tháng, sẽ được 60 triệu một năm.

Đây là số tiền chúng ta sẽ đem đi đầu tư để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân của mình.

Quản lý chi tiêu để có thể tiết kiệm, tích lũy được nhiều nhất

Trước tiên, chúng ta hãy bỏ ra 3 tháng để ghi nhận tất cả những chi tiêu trong 3 tháng này.

Chúng ta có thể dùng ghi chép các khoản chi tiêu vào sổ tay, hoặc bằng note trên điện thoại, hoặc dùng phần mềm Excel, hoặc dùng các ứng dụng (app) chuyên về quản lý tiền.

Chúng ta không cần phải ghi chính xác những khoản quá nhỏ. Tổng số tiền ghi lại bằng hoặc cao hơn 97% số tiền đã chi là tốt rồi.

Sau khi ghi chép 3 tháng xong, chúng ta liệt kê lại và chia thành từng loại như sau:

Những nhu cầu thiết yếu: nhà, ăn uống, hóa đơn điện, nước, điện thoại, đi lại.

Những tiện nghi quan trọng: quần áo, ăn ngoài, lễ nghĩa, giải trí, giao tiếp,

Trả nợ/tiết kiệm để mua sắm: Nếu không trả nợ, thì nên có 1 khoảng tiết kiệm để mua sắm tài sản hay những hàng tiêu dùng có giái trị cao.

Hưởng thụ: mua chăm lo cho bản thân, làm những việc mình thích thú.

Giáo dục, phát triển cá nhân: mua sách, tham gia các khóa đào tạo, hội thảo có giá trị thiết thực.

Giúp đỡ người khác: làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè, cộng đồng...

Thời dịch bênh kinh tế khó khăn ai cũng thắt lưng buộc bụng, làm sao để quản lý chi tiêu để tiết kiệm và tích lũy được nhiều nhất? - Ảnh 2.

Chúng ta xem xét từng khoản chi theo tính thiết yếu và quan trọng.

Những khoản mà không chi cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, không ảnh hưởng đến ai thì nên hạn chế tối đa.

Những khoản mua sắm để cạnh tranh, khoa mẽ, những khoản tiêu xài để chứng tỏ đẳng cấp... cũng nên được cắt bỏ.

Những khoản chi tiêu không quá quan trọng như mua sắm "quá hạn mức", ăn nhậu quá nhiều vì thói quen chứ không phải vì quan hệ, cũng phải  được cắt giảm.

Cắt bỏ, giảm những chi phí đó, và tính lại tỷ lệ % cho từng quỹ chi tiêu. Khi đó chúng ta sẽ dư ra 5%, 10% thậm chí 20% để tiết kiệm và tích lũy cho quỹ tài chính cá nhân của chúng ta, và chúng ta sẽ có tỷ lệ chi tiêu MỚI.

Nhiệm vụ bây giờ của chúng ta mỗi khi nhận thu nhập, là tiết kiệm ngay x%, và phần còn lại thì  thực hiện theo ĐÚNG tỷ lệ mới mà chúng ta đã định ra.

Kỹ luật bản thân sẽ là yếu tố quan trọng trong việc tiết kiệm và quản lý chi tiêu.

Mỗi khi làm không đúng kế hoạch chi tiêu đã định ra, chúng ta hãy tự nhắc mình về mục tiêu độc lập tài chính, hoặc mục tiêu tự do tài chính mà mình hướng đến trong tương lai để có động lực kỹ thuật bản thân, làm đúng kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu.

Thời dịch bênh kinh tế khó khăn ai cũng thắt lưng buộc bụng, làm sao để quản lý chi tiêu để tiết kiệm và tích lũy được nhiều nhất? - Ảnh 3.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
9 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.