Thời tới ‘cản không kịp’: Một quốc gia vùng Vịnh khác sắp ‘thầu’ cả FIFA World Cup lẫn Thế vận hội Olympic, ‘chất chơi’ hơn cả Qatar và có thể khiến luật đăng cai phải thay đổi

10/12/2022 20:43
Theo suy đoán, quốc gia này có thể đăng cai tổ chức World Cup hoặc thế vận hội Olympic trong tương lai.

Các quốc gia vùng Vịnh đang tích cực trở thành nước đăng cai các sự kiện thể thao quốc tế. Dù thất bại trong việc tổ chức Thế vận hội Olympic năm 2016 và 2020, Qatar vừa được chọn vào danh sách ứng cử viên cho thế vận hội năm 2024 cùng các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Nhật Bản.

Dù lần đầu tổ chức Giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh FIFA World Cup nhưng Qatar đã có một mùa đăng cai thành công. Điều này khiến nhiều ông hoàng dầu mỏ chú ý tới hàng loạt sự kiện thể thao lớn khác.

Thời gian gần đây, Ả Rập Xê-Út đã có tham vọng không chỉ đấu thầu cho World Cup mà còn cả thế vận hội Olympic. Quốc gia này đã tiếp bước các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Qatar để chuẩn bị “bơm tiền” vào các giải đấu quốc tế uy tín cũng như đầu tư vào các cầu thủ “có số có má” trong làng bóng đá châu Âu.

Thời tới ‘cản không kịp’: Một quốc gia vùng Vịnh khác sắp ‘thầu’ cả FIFA World Cup lẫn Thế vận hội Olympic, ‘chất chơi’ hơn cả Qatar và có thể khiến luật đăng cai phải thay đổi - Ảnh 1.

Ả Rập Xê-Út

Trên thực tế, dù việc đầu tư tốn “kha khá” chi phí nhưng lại đem về nhiều lợi ích cho các quốc gia vùng vịnh. Bao gồm nâng cao danh tiếng, giúp tiệm cận quyền lực mềm, làm đa dạng nền kinh tế để nó không còn phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu năng lượng nữa. Đặc biệt, việc đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao giúp nhiều công dân của quốc gia này có thêm nhiều cơ hội việc làm mới cũng như được giải trí và vận động nhiều hơn.

Phần lớn dân số của ba quốc gia vùng Vịnh đều không phải người bản địa. 30% dân số ở Ả Rập Xê-Út, 90% dân số ở Qatar và các tiểu vương quốc Ả Rập đều là người lao động nhập cư hoặc người nước ngoài.

Theo Hezha Barzani - một nhà nghiên cứu về Trung Đông của Hội đồng Đại Tây Dương, khi các quốc gia vùng Vịnh tìm kiếm con đường đầu tư nước ngoài mới để nền kinh tế được đa dạng, đầu tư vào bóng đá châu Âu và thể thao nói chung chính là một chiến lược thích hợp.

Và các khoản đầu tư cũng nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ ngoại giao với phương Tây khi các quốc gia vùng Vịnh đang chuẩn bị cho thế giới hậu dầu mỏ.

Sống trong giấc mơ Olympic?

Ả Rập Xê-Út đã sẵn sàng đăng cai Đại hội Thể thao châu Á năm 2034 khi được Hội đồng Olympic châu Á chọn làm chủ nhà cho Đại hội thể thao mùa đông châu Á 2029. Trong tương lai, Ả Rập Xê-Út sẽ xây dựng một siêu đô thị trị giá 500 tỷ USD để trở thành địa điểm tổ chức hàng loạt sự kiện này.

Thời tới ‘cản không kịp’: Một quốc gia vùng Vịnh khác sắp ‘thầu’ cả FIFA World Cup lẫn Thế vận hội Olympic, ‘chất chơi’ hơn cả Qatar và có thể khiến luật đăng cai phải thay đổi - Ảnh 2.

Ả Rập Xê-Út xây resort trượt tuyết để chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2029. Ảnh: rgb

Sau khi Ấn Độ rút quyền đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2027, Ả Rập Xê-Út cũng được cho là quốc gia có tiềm năng nhất để thay thế.

Từ lâu quốc gia này đã thể hiện tham vọng đầu tư vào các giải thể thao quốc tế. Bộ trưởng thể thao Abdulaziz bin Turki Al Faisal al-Saud từng đề cập rằng Thế vận hội Olympic sẽ là mục tiêu xa mà họ muốn đạt được, sớm nhất là vào năm 2036. Quốc gia này khẳng định mình có tiềm lực để tổ chức những sự kiện như vậy.

Không lâu sau đó, trong một buổi phỏng vấn với Bloomberg, Ahmed al-Khateeb - Bộ trưởng du lịch của Ả Rập Xê-Út cũng cho biết về ý định sắp tới. Quốc gia này đang xem xét một cuộc đấu thầu chung với Hy Lạp và Ai Cập để cùng tổ chức FIFA World Cup 2030. Đây có thể là lần đầu mà giải đấu này được tổ chức bởi ba quốc gia khác nhau và thay đổi luật đăng cai.

“Chắc chắn ba nước sẽ đầu tư rất mạnh vào cơ sở hạ tầng. Ả Rập Xê-Út sẽ xây dựng sân vận động và khu vực cho người hâm mộ tốt nhất”, ông nói.

Năm tới, cúp bóng đá châu Á sẽ được tổ chức tại Doha. Đây là lần thứ ba thủ đô của Qatar đăng cai, lần đầu vào năm 1988. Và vào năm 2030, đây sẽ là thành phố thứ tư đăng cai sự kiện này hai lần.

Tuy nhiên, tổ chức các sự kiện thể thao lớn tại các nước Trung Đông không hề rẻ. Qatar đã chi khoảng 6,5 tỷ USD để xây dựng 7 sân vận động World Cup. Số tiền cuối cùng lên tới 200 tỷ USD, bao gồm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác của đất nước này.

Để so sánh, Brazil và Nga chỉ chi khoảng 15 tỷ USD mỗi bên cho cơ sở hạ tầng cho hai kỳ World Cup gần đây.

Theo dữ liệu từ FIFA vào chủ nhật tuần trước, 2,45 triệu khán giả đã tham dự 48 trận đấu đầu tiên của World Cup 2022. Đây là số người kỷ lục và lấp đầy 96% số ghế có sẵn ở Qatar. Trong khi đó chỉ có khoảng 2,17 triệu người hâm mộ tại các trận đấu vòng khai mạc ở Nga bốn năm trước. .

Đầu tư bóng đá sinh lời

Mục tiêu mới của các quốc gia vùng Vịnh là đầu tư bóng đá. Điều này bắt nguồn từ các gia tộc hoàng gia khi họ nắm giữ nhiều cổ phần trong các câu lạc bộ bóng đá châu Âu trong nhiều năm.

Phó Thủ tướng các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sheikh Mansour bin Zayed al-Nahyan đã tạo ra xu hướng này bằng cách mua lại câu lạc bộ Manchester City vào năm 2008. Số tiền giao dịch được báo cáo là 210 triệu bảng Anh (khoảng 8,7 nghìn tỷ ngày nay - đã điều chỉnh theo lạm phát).

Theo sau là hoàng tử Ả Rập Xê-Út Abdullah bin Musaid al-Saud. Ông đã mua 50% cổ phần của câu lạc bộ Sheffield United vào năm 2013. Sau đó mua lại 100% vào năm 2019. Thậm chí hoàng tử còn mua lại câu lạc bộ Newcastle United với giá 300 triệu bảng Anh (khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng).

Những khoản đầu tư này hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các chủ sở hữu mới của câu lạc bộ.

Từ năm 2010-2018, thị trường bóng đá châu Âu tăng trưởng 65%, theo Liên đoàn bóng đá châu Âu. Số liệu từ công ty dịch vụ tài chính KPMG cũng cho biết, tổng giá trị doanh nghiệp của 32 câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất châu Âu đã tăng 9% chỉ riêng trong năm 2019.

Thời tới ‘cản không kịp’: Một quốc gia vùng Vịnh khác sắp ‘thầu’ cả FIFA World Cup lẫn Thế vận hội Olympic, ‘chất chơi’ hơn cả Qatar và có thể khiến luật đăng cai phải thay đổi - Ảnh 3.

Một người Ả-rập Xê-út đã cầm cờ vương quốc tại sân vận động của Newcastle United vào tháng 8 sau khi mua lại đội bóng vào năm ngoái. Ảnh: AFP

Lợi thế của các quốc gia vùng Vịnh là “giàu”. Họ hoàn toàn có thể mời David Beckham là đại sứ thương hiệu cho World Cup 2022. Thậm chí là mời Lionel Messi làm đại sứ du lịch của Ả Rập Xê-Út vào tháng năm vừa qua.

Trước khi có các quyết định đầu tư này, hoàng gia vùng Vịnh, đặc biệt là các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được biết đến do đầu tư mạnh vào thuyền máy và đua ngựa hơn là bóng đá.

Peter Hellyer, một nhà sử học văn hóa người Anh, một cư dân lâu năm của UAE nói rằng không nên đánh giá thấp niềm đam mê thể thao của người Ả Rập vùng Vịnh. Quả thật, mọi quốc gia đều mong muốn có được sự chú ý quốc tế cũng như là tăng độ uy tín nhưng thực tế cũng có nhiều người quan tâm tới thể thao, đặc biệt là bóng đá.

Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức tại các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Ả Rập Xê-Út. Hiện tại, quốc gia này đã sẵn sàng để ra nhập đường đua.

Tham khảo: SCMP

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
10 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.