Thông điểm nghẽn hàng thiết yếu: Không chỉ là lương thực, thực phẩmicon

Việc Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”, thay vì quy định Danh mục “hàng hóa thiết yếu”, giống như tinh thần của Luật Đầu tư hay Luật Doanh nghiệp.

Việc Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”, thay vì quy định Danh mục “hàng hóa thiết yếu”, giống như tinh thần của Luật Đầu tư hay Luật Doanh nghiệp.

 

Đề xuất mở, hợp lý

Bộ Công Thương vừa đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì quy định Danh mục “hàng hóa thiết yếu”.

Chia sẻ với PV. VietNamNet về đề xuất này, bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ - CIEM), cho rằng: Danh mục Bộ Công Thương đề xuất theo hướng chọn bỏ chứ không chọn cho, đây là một ý tưởng tốt và mở hơn so với việc đưa ra danh mục hàng hóa thiết yếu. 

“Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, những vấn đề lộn xộn, tắc nghẽn, lúng túng là chuyện dễ hiểu. Việc làm cứng nhắc quá dẫn tới hàng hoá không lưu thông được là một trong những yếu tố gây khó cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng ý kiến của Bộ Công Thương là hợp lý”, bà Thảo đánh giá.

Thông điểm nghẽn hàng thiết yếu: Không chỉ là lương thực, thực phẩmThông điểm nghẽn hàng thiết yếu: Không chỉ là lương thực, thực phẩm
Thông điểm nghẽn hàng thiết yếu: Không chỉ là lương thực, thực phẩm

Ủng hộ đề xuất của Bộ Công Thương, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, nhìn nhận thực tế, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở 19 tỉnh phía Nam và Hà Nội đã xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa, trong đó có cả hàng thiết yếu. Vì thế, Chính phủ chỉ đạo phải cho hàng hoá thiết yếu đi qua.

“Nhưng hàng hoá thiết yếu là những mặt hàng nào mỗi nơi hiểu một kiểu. Chúng ta nghe rất nhiều câu chuyện trên báo chí về hàng hoá thiết yếu vẫn gặp khó khi mua bán, vận chuyển như bánh mì, sữa, tiền... ”, ông Phương nói với PV. VietNamNet, không quên nhắc lại câu chuyện “xe chở tiền không qua được chốt kiểm soát”.

Bởi lẽ, hàng hóa thiết yếu không chỉ là lương thực, thực phẩm mà còn rất nhiều hàng hoá quan trọng khác.

Theo ông Lê Quốc Phương, việc Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”, thay vì quy định Danh mục “hàng hóa thiết yếu”, giống như tinh thần của Luật Đầu tư hay Luật Doanh nghiệp. Các luật này không nêu ngành nghề nào được phép kinh doanh mà chỉ nêu ngành nghề nào cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh.

“Đề xuất của Bộ Công Thương mô phỏng cách làm trong hai luật đó, ngành nghề nào không bị cấm thì người dân được phép kinh doanh”, ông Phương chia sẻ. “Tương tự ở đây, những hàng hoá nào không nằm trong danh mục cấm thì được phép lưu thông. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp trong vận chuyển hàng hoá”.

Thực hiện phải thống nhất

Một chuyên gia logistics cho rằng: Bản chất đề xuất của Bộ Công Thương là kiến nghị cho hàng hoá lưu thông bình thường, không phân biệt thiết yếu hay không thiết yếu, không cần “luồng xanh” nữa. Theo vị này, một số mặt hàng có thể dễ dàng phân biệt thiết yếu hay không, nhưng có mặt hàng lại “lửng lơ” vì là đầu vào cho hàng hóa thiết yếu, thời gian qua cũng bị ách tắc khi vận chuyển.

“Ví dụ có doanh nghiệp cho hay họ sản xuất hạt nhựa, là nguyên liệu để sản xuất khẩu trang. Khi doanh nghiệp vào cổng đăng ký 'luồng xanh', lại không thấy chỗ nào để khai. Nếu khai hạt nhựa có thể bị cho là không cần thiết, nhưng để sản xuất khẩu trang đây  lại là một dạng thiết yếu”, chuyên gia này phân tích.

Thông điểm nghẽn hàng thiết yếu: Không chỉ là lương thực, thực phẩm
Hàng trăm xe nối đuôi quay đầu tại cầu Phù Đổng, tắc dài những ngày đầu Hà Nội giãn cách. Ảnh: Đoàn Bổng

Ngoài ra, danh mục hàng thiết yếu có số lượng rất nhỏ trong vô vàn loại hàng hoá lưu thông. Ngay cả Danh mục hàng hóa thiết yếu Bộ Công Thương vừa gửi đến Sở Công Thương các địa phương cũng bị đánh giá là còn thiếu nhiều và có điểm chưa hợp lý.

Cho rằng việc đối mặt với đại dịch chưa từng có này không tránh khỏi những lúng túng trong việc lưu thông hàng hóa, ông Lê Quốc Phương bày tỏ đó là việc “hoàn toàn bình thường”. Quan trọng là đánh giá, nhìn nhận lại những mặt được và chưa được để sẵn sàng điều chỉnh.

Song, ông lưu ý phải ban hành sớm Danh mục này, và danh sách hàng hóa không được phép vận chuyển càng chi tiết càng tốt.

“Cách tiếp cận này thoáng hơn, thuận lợi hơn nhưng đổi lại, phải lập danh sách rất lớn. Việc thực thi tại các chốt kiểm soát cũng không phải đơn giản. Cần ban hành nhanh, chậm ngày nào là gay go ngày đó, không chỉ với cuộc sống của người dân mà cả doanh nghiệp, người sản xuất”, ông Phương góp ý.

Nhấn mạnh đây là chủ trương đúng, song bà Nguyễn Thị Minh Thảo (CIEM) cũng băn khoăn việc các địa phương sẽ thực thi như thế nào. “Danh mục cấm đưa ra khá dài nên việc kiểm tra cũng là vấn đề. Khó cho những đơn vị đứng ở các chốt kiểm dịch về trình độ, kỹ thuật để nhận diện đó có phải hàng cấm vận chuyển hay không; gây áp lực cho các cửa ngõ kiểm dịch. Tuy nhiên, ở các chốt quan trọng, nếu xe chỉ quá cảnh để đến địa phương khác thì tìm giải pháp tạo điều kiện cho họ vận chuyển”, bà Thảo chia sẻ.

Bà cũng lưu ý, cần thống nhất từ TƯ đến địa phương về thời hạn hiệu lực của các loại hình xét nghiệm. Bởi có địa phương chỉ áp dụng 1-2 ngày, trong khi có địa phương 3-5 ngày.

Ngoài ra, theo Bộ Công Thương, đội ngũ lao động trong các ngành vận tải - đặc biệt là vận tải liên tỉnh - cần được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 tương tự như các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Từ đó, việc kiểm soát dịch bệnh trong quá trình lưu thông hàng hóa sẽ thuận lợi hóa hơn nhiều và không cần thiết phải có những quy định về hạn chế lưu thông hàng hóa và “hàng hóa thiết yếu” có thể lưu thông như hiện nay.

Lương Bằng

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
28 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
45 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
32 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
10 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.562.731 VNĐ / tấn

81.43 USD / lbs

0.77 %

+ 0.63

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
17 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
18 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.