Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: ‘Trong ngắn hạn có thể phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu’

29/10/2022 08:47
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định như trên khi giải trình về vấn đề chính sách tiền tệ với Quốc hội và cử tri cả nước ngày 28-10.

Theo bà Hồng, trong ngắn hạn có thể cần phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu. Ví dụ, để ổn định thị trường ngoại hối phải chấp nhận tỉ giá tăng lên. Đối với doanh nghiệp, khi lãi suất tăng có thể ảnh hưởng một chút đến sản xuất, tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Nhưng với sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng, sẽ có điều kiện để tăng tốc, phát triển hơn.

Hoặc với tín dụng, nếu nới room tín dụng sẽ áp lực đối với thị trường tỉ giá và ngoại hối. Thực tế, nếu vừa qua Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng room tín dụng, thì trước những diễn biến tháng 10 sẽ gây khó khăn đến thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng.

Thống đốc nhấn mạnh trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ, luôn cần đánh giá, xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm trong giai đoạn. Nhưng xuyên suốt vẫn là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống để chúng ta thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Báo cáo Quốc hội và cử tri cả nước về điều hành lãi suất, tín dụng và tỉ giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay năm 2022 có nhiều biến động rất lớn và khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng ta đánh giá vào cuối năm 2021.

Cuối năm 2021, trên thế giới có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời nhưng đến giờ xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước. Thống kê cho thấy khoảng 80 nước trên thế giới đang có mức lạm phát từ hai con số trở lên.

Để ứng phó với lạm phát, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã tăng lãi suất mạnh và nhanh hơn dự kiến. Đặc biệt, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cao và chỉ dẫn sẽ tiếp tục tăng ở mức cao khoảng 4,5 - 4,7% vào giữa năm 2023.

Đồng USD tăng cao làm cho đồng tiền trên thế giới và khu vực mất giá mạnh. Nhiều đồng tiền mất giá khoảng 10 - 30%, dự trữ ngoại hối nhà nước của các nước đều suy giảm mạnh. Tính đến nay, dự trữ của các nước giảm đến 1.000 tỉ USD. Những diễn biến trên đang đặt ra cho ngân hàng trung ương các nước nhiều khó khăn.

Trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ với liều lượng vào các thời điểm hợp lý. Tuy nhiên, sang tháng 10-2022, thị trường tiền tệ và ngoại hối biến động rất mạnh.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu do tác động bởi tâm lý kỳ vọng. Trên thị trường cũng có những thông tin không đúng sự thật, tác động rất mạnh đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt trên thị trường ngoại tệ, tỉ giá tăng cao.

"Đối với thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chủ động, linh hoạt, cho phép tỉ giá biến động linh hoạt hơn. Trong bối cảnh này, ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để kiểm soát tỉ giá. Bởi nếu ổn định lãi suất thì không thể góp phần kiểm soát được thị trường ngoại hối; thị trường ngoại hối ổn định vô cùng quan trọng đối với niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam", bà Hồng phân tích.

Đồng thời cho biết qua diễn biến thực tiễn điều hành, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, độ mở cửa nền kinh tế rất lớn nên những tác động của kinh tế thế giới đến thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước là điều tất yếu. Chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để ứng phó với những biến động như vậy.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
15 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
25 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
45 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
13 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
37 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
7 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.