Thống lĩnh ngành đường, Thành Thành Công Biên Hoà vẫn "ngọt" mặc cho nhiều doanh nghiệp đang "ngậm đắng"

28/08/2018 13:03
Việc sáp nhập BHS mang lại cho SBT nhiều lợi thế, đặc biệt là vùng nguyên liệu, quy mô cũng như thương hiệu, tuy nhiên vẫn để lại nhiều rủi ro đáng bận tâm.

Thị giá cổ phiếu tăng sốc trong vòng 1 tháng trở lại đây khiến cổ phiếu SBT của Thành Thành Công - Biên Hòa gây nhiều chú ý. Đi cùng với đà tăng, nhiều giao dịch mua vào bán ra cổ phiếu khiến chúng ta liên tưởng đến những câu chuyện khác.

Điểm sơ qua về giao dịch cổ phiếu SBT, thời gian gần đây nhiều lãnh đạo liên tiếp mua vào cổ phiếu. Điển hình có Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Việt vừa mua vào thành công 1 triệu đơn vị, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Ngữ cũng mua vào 1 triệu cổ phiếu, trước đó Chủ tịch Phạm Hồng Dương cũng vừa gom vào một lượng tương đương, hay Phó Tổng Giám đốc Trần Quốc Thảo cũng đăng ký mua vào 1 triệu mã SBT. Đáng chú ý, Đầu tư Thành Thành Công đăng ký mua đến 16 triệu cổ phiếu SBT, dự kiến thực hiện từ 22/8-20/9/2018.

Ở chiều ngược lại, Xuất nhập khẩu Bến Tre đã bán 20 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sỡ hữu từ 15,37% (tương đương 76 triệu cổ phần) về mức 11,29% (tương đương 56 triệu cổ phần). Mục đích nhằm cơ cấu danh mục, thời điểm giao dịch vào ngày 22/8. Tính theo giá thị trường của SBT phiên 22/8 là 19.200 đồng/cp, tổng số tiền Xuất nhập khẩu Bến Tre thu về lên đến 384 tỷ đồng.

Ôm trọn ngành đường, SBT vẫn ngọt mặc cho nhiều doanh nghiệp đang ngậm đắng - Ảnh 1.

Biến động cổ phiếu SBT 6 tháng qua.

Lợi thế từ quy mô

Trở lại với SBT, mặc cho toàn ngành đường va vấp, kết thúc chu kỳ kinh doanh 2017-2018, SBT vẫn ghi nhận kết quả hết sức khả quan với doanh thu 10.364 tỷ, tăng 130% và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 547 tỷ, tăng 61% so với niên độ trước đó.

Theo Chứng khoán Phú Hưng (PHS), kết quả tích cực này có được nhờ trong năm 2017 SBT tiến hành sáp nhập với công ty đường Biên Hòa (BHS) nâng tổng sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn này tăng gấp đôi so với giai đoạn trước. Theo đó, SBT sẽ trực tiếp và gián tiếp sở hữu một loạt doanh nghiệp mía đường lớn khác như Đường Biên Hòa – Ninh Hòa, Mía đường Phan Rang, Mía đường Tây Ninh, Mía đường TTC Attapeu… nâng thị phần nội địa của SBT lên 40%. Hiện, SBT sở hữu vùng nguyên liệu với diện tích hơn 54.000 ha, chiếm 1/4 diện tích vùng nguyên liệu cả nước và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Đặc biệt Công ty dự kiến mở rộng diện tích sản xuất đường Organic tại Lào, từ đó mở rộng với năng suất lên 70 tấn/ha, tăng 21% sau 5 năm, cân bằng được sản lượng đường sản xuất từ đường thô và đường sản xuất từ cây mía.

Ôm trọn ngành đường, SBT vẫn ngọt mặc cho nhiều doanh nghiệp đang ngậm đắng - Ảnh 2.

KQKD của DN đường giai đoạn 2017-2018. Nguồn: PHS.

So sánh kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2018 của các doanh nghiệp cùng ngành, chúng ta cũng nhận thấy SBT là đơn vị dẫn đầu về cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

Thậm chí, ngành đường gặp khó từ nhiều phía, hiệp định ATIGA, cạnh tranh từ đường Thái Lan hay nguồn đường nhập lậu giá rẻ, song tăng trưởng doanh thu của SBT vẫn chính yếu đến từ mảng bán đường (chiếm 86% tỷ trọng). Trong đó, kênh bán hàng công nghiệp lớn (MNC) chiếm lớn nhất với tỷ trọng 45% trên tổng doanh thu. Theo sau là xuất khẩu với đóng góp 16% trong tổng doanh thu (các thị trường xuất khẩu chính Trung Quốc, Sri Lanka, Myanmar, Singapore và Mỹ).

Ôm trọn ngành đường, SBT vẫn ngọt mặc cho nhiều doanh nghiệp đang ngậm đắng - Ảnh 3.

Nguồn: PHS.

Dự báo cho niên độ 2018-2019, PHS kỳ vọng doanh thu của SBT đạt 14,636 tỷ, tăng 41% và lợi nhuận sau thuế đạt 775 tỷ đồng, tăng 42%, với kỳ vọng về sản lượng tiêu thụ đường sẽ tiếp tục tăng 48% trong năm tới.

Những động lực chính PHS đưa ra bao gồm: (1) sự hồi phục của giá đường và triển vọng của mảng đường hữu cơ; (2) tăng công suất nhà máy, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất đường từ mía lẫn đường thô và (3) việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ngành đường dần thích nghi với khốn khó, giá đường được dự báo tăng

Như chúng ta đã biết, ngành đường nước ta những năm gần đây liên tục gặp khó, từ việc giá đường thế giới đi vào chu kỳ giảm kéo dài đến hiệp định ATIGA quy định các nước ASEAN phải dành cho nhau những ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác FTA - buộc phải giảm mức thuế nhập khẩu đường về mức 5% khiến đường Việt Nam có thể mất năng lực cạnh tranh, đặc biệt khi đường Thái Lan có lợi thế nhờ mức giá rẻ hơn từ 2.000-2.500 đồng/kg so với đường nước ta.

Trên góc độ vi mô, doanh nghiệp đường từ việc đối mặt với tình trạng nhập lậu thông qua đường tiểu ngạch dẫn đến nguy cơ phá sản, đến lo ngại đối với quyết định áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Ôm trọn ngành đường, SBT vẫn ngọt mặc cho nhiều doanh nghiệp đang ngậm đắng - Ảnh 4.

Nguồn: Nasdaq.

Tại dự thảo sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật thuế GTGT (VAT), Bộ Tài chính đã đề xuất đối với sản phẩm nước ngọt có đường áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và nâng thuế VAT thêm 2% lên 12% và nâng mức thuế VAT cho đường từ 5% lên 6%, dự kiến áp dụng từ năm 2019.

Tuy nhiên, sống chung với "lũ" ngành đường nước ta đã biết tự khắc phục, bằng chứng là nỗ lực hạ giá thành đường nội địa đã, đang và tiếp tục tích cực được triển khai. Các doanh nghiệp đường nội địa đang tìm cách hạ giá thành để có thể cạnh tranh, đến nay giá đường nội địa vẫn còn khả năng cạnh tranh khi giá bán buôn đường trắng nội địa đã giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2018.

Còn về mặt bằng chung, bước qua giai đoạn 2018-2019, mặc dù ngành đường vẫn đang nằm trong chu kỳ thấp điểm tuy nhiên dự báo vẫn sẽ được hỗ trợ từ giá đường hồi phục sau khi Brazil – nước sản xuất đường lớn nhất thế giới có thể sẽ giảm cung do chịu tác động từ hạn hán nghiêm trọng kéo dài.

Như vậy, ngoại lực với sự hồi phục giá đường thế giới, cũng như việc nâng tính cạnh tranh với đôi thủ Thái Lan kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho biên lợi nhuận của SBT và những đơn vị khác nói chung.

Ôm trọn ngành đường, SBT vẫn ngọt mặc cho nhiều doanh nghiệp đang ngậm đắng - Ảnh 6.

Nguồn: PHS.

Tập trung vào nhóm đường chất lượng cao nhằm đón đầu ATIGA

Còn về nội lực, Công ty hiện đang có kế hoạch mở rộng nâng cao năng lực sản xuất tại 2 nhà máy là TTCS (sản xuất đường từ mía) từ 180.000 tấn đường/năm lên 300.000 tấn đường/năm và nhà máy NHS tại Ninh Hòa (sản xuất đường từ đường thô) từ 100.000 tấn đường/năm lên 180.000 tấn đường/năm.

Chưa kể, trong giai đoạn 2018-2021, SBT dự kiến tập trung phát triển sản phẩm đường hữu cơ với giá bán buôn dao động khoảng 27.000 đồng/kg, là sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Được biết, công tác này nằm trong kế hoạch chuẩn bị đón ATIGA, SBT đa dạng hóa các sản phẩm đường, trong đó, tập trung khai thác nhóm sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao như đường Organic, đường tinh luyện cao cấp. Ngoài ra, SBT còn khai thác các sản phẩm cạnh đường (chiếm 14% tổng doanh thu) như mật rỉ (nguyên liệu để sản xuất cồn sinh học dùng để sản xuất xăng ethanol E5), điện thương phẩm, phân vi sinh hữu cơ và nước đóng chai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cuối cùng, SBT vừa thông báo mở tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 100% và đã được UBCK xác nhận, đây sẽ là cơ hội để SBT tìm được đối tác chiến lược trong tương lai, PHS nhấn mạnh. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo SBT, hiện đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến SBT.

Tựu trung lại, việc sáp nhập BHS mang lại cho SBT nhiều lợi thế, đặc biệt là vùng nguyên liệu, quy mô cũng như thương hiệu, tuy nhiên vẫn để lại nhiều rủi ro đáng bận tâm.

Khi mà, khoản phải thu và hàng tồn kho SBT tăng mạnh sau hợp nhất, chi phí tài chính tăng cao kéo lùi biên lãi. Mặt khác, chi phí hoạt động chiếm hầu hết doanh thu trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất cũng là bài toán cho bức tranh tài chính của "ông trùm đường" SBT.

Ôm trọn ngành đường, SBT vẫn ngọt mặc cho nhiều doanh nghiệp đang ngậm đắng - Ảnh 7.

Nguồn: PHS.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
25 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
21 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
56 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.