Các DN vẫn giữ liên lạc với các đối tác thông qua công nghệ, showroom trực tuyến và hạ tầng công nghệ. “Nếu Covid-19 xảy ra 5 năm trước đây, sẽ thiệt hại kép là vừa đứt gãy thị trường vừa không đảm bảo được liên lạc với khác hàng
Từ sản xuất chuyển qua công nghệ
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 11/2021 đạt 1,15 tỷ USD, tăng gần 21% so với tháng 10/2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 840 triệu USD, tăng 35,4% so với tháng 10/2021, nhưng giảm 17,3% so với tháng 11/2020.
Như vậy, sau 3 tháng liên tiếp (từ tháng 8 đến tháng 10), trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hàng tháng luôn ở dưới mức 1 tỷ USD, xuất khẩu tháng 11 đã quay lại ở mức hơn 1 tỷ USD.
Đánh giá về ngành gỗ, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, Tổng Giám đốc Công ty aKa Furniture, cho rằng, đại dịch Covid-19 kéo dài 2 năm, nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất với các DN sản xuất là 3 tháng vừa qua.
Ngành gỗ một thế mạnh của Việt Nam |
Theo ông Phương, trong năm đầu tiên, các doanh nghiệp đã thích ứng nhanh với đứt gãy chuỗi cung ứng liên lạc với khách hàng thông qua các kênh thương mại điện tử. Các DN Việt vẫn giữ liên lạc với các đối tác thông qua công nghệ, showroom trực tuyến và hạ tầng công nghệ sẵn có. “Nếu Covid-19 xảy ra 5 năm trước đây, tôi nghĩ sẽ thiệt hại kép là vừa đứt gãy thị trường vừa không đảm bảo được liên lạc với khác hàng”, ông nói.
Ông Phương đánh giá, thành công của ngành gỗ là Việt Nam giữ được an toàn trong suốt 1,5 năm qua, có những thời điểm Việt Nam tăng trưởng 60% doanh số. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, cộng với sự tăng trưởng về nhu cầu ở một số thị trường như Hàn Quốc, sức mua vẫn rất tốt. Trong suốt đợt dịch cao điểm lần thứ 4, 50% các nhà máy vẫn duy trì đợt sản xuất 3 tại chỗ giúp thích ứng nhanh.
“Vượt qua Covid lần này có đóng góp rất lớn của công nghệ, và sự gan lỳ của người Việt Nam”, ông nhấn mạnh.
Nói về chuyển đổi số của ngành gỗ, ông Phương nhận xét, tất cả những dịch vụ hiệp hội đang cung cấp cho hội viên luôn luôn lấy xương sống là công nghệ. Đầu năm 2020, FPT đã hỗ trợ tổ chức các hội nghị trực tuyến, các khóa huấn luyện trực tuyến. Nhanh chóng sau đó, các đơn vị đã có một nền tảng về triển lãm trực tuyến và hiện vẫn duy trì liên tục showroom ảo trên nền tảng đó.
Sắp tới là xác thực nguồn gốc gỗ hợp pháp. Phải dùng Platform mới có thể cập nhật thông tin chính xác, nên tới đây sẽ ra mắt nền tảng giúp các DN xác nhận chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt là nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Bên cạnh đó, theo ông Phương, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng phần lớn là do thiếu thông tin. Phần B2C thế giới làm rất tốt, nhưng B2B hơi chậm, có thể là do thiếu những nền tảng chuyên ngành. Hiệp hội cũng tham vọng làm xây dựng mạng lưới, trong đó có những nền tảng về thị trường, tất cả đều dựa trên nền tảng số. Từ những chuyện như vậy khuyến khích rất nhiều cho các doanh nghiệp chuyển đổi số.
Chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số, ông André Heskamp, Giám đốc Khối kỹ thuật số và vận hành CNTT khu vực châu Á - Thái Bình Dương Schaeffler cho biết, trong giai đoạn Covid-19, doanh nghiệp đã chuyển đổi số rất nhiều để nắm bắt cơ hội, hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng để đáp ứng và dự báo sự thay đổi của thị trường.
Các công ty đang chuyển đổi nhà máy để phát triển bền vững hơn, bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ số để linh hoạt hơn, dự báo được các sự cố và cách thức phản ứng, xử lý.
“Cần chuyển từ việc thụ động sang chủ động quản lý chuỗi cung ứng và đảm bảo con người thay đổi theo tình hình mới, xây dựng năng lực cho nhân viên. Như vậy mới có thể tận dụng tất cả các cơ hội trên thị trường”, ông nói.uyể
Khẳng định vị thế ngành công nghiệp gỗ Việt Nam |
Chuyển đổi số không chỉ là mua công nghệ
Đánh giá vài trò của công nghệ, ông Lê Nguyễn Hoàng Minh - Tổng Giám đốc Công ty Hưng Thịnh Innovation thuộc Tập đoàn Hưng Thịnh - cho rằng, dịch bệnh đã thúc đẩy công nghệ gắn kết doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, bày tỏ hy vọng sau dịch bệnh, ngành gỗ sẽ hình thành một xu hướng nội thất mới, furniture - tech chuyển từ nội thất sang nội thất thông minh.
Dịch bệnh như một phép thử, sự thay đổi của thế giới xảy ra phải mất 10-20 năm mới diễn ra một cuộc cách mạng, nhưng Covid-19 đã đẩy nhanh hơn tiến trình này chỉ trong 1-2 năm. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã xảy ra và chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 5.0.
Thứ hai, chuyển đổi số không phải là đích hướng đến mà là một chặng đường với những mục tiêu cao hơn, nhưng cũng có những bất định làm chúng ta vững vàng hơn.
Tư vấn phát triển ngành gỗ, ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc - Phó Tổng Giám đốc Bộ phận chiến lược và hoạt động KPMG Việt Nam - tư vấn, ngành này phải tiếp tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ví dụ như vấn đề tài chính. Nhiều ngành phối hợp chặt chẽ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các công ty có rất nhiều cơ hội để đáp ứng nhu cầu, tăng trải nghiệm của khách hàng.
“Đầu tư vào công nghệ chưa thể là đủ, cần phải chuyển đổi cả cách doanh nghiệp hoạt động, xác định xem các nguồn doanh thu mới là gì, cần làm gì để hoạt động hiệu quả. Sau đó mới nghĩ đến chuyển đổi số. Đây chính là tương lai. Các công ty không tiến hành chuyển đổi số sẽ bị tụt lại phía sau. Nhiều công ty Việt Nam đang tiến hành chuyển đổi số và tiến xa hơn rất nhiều doanh nghiệp trong ngành”, ông Phúc nhận định.
Bảo Anh