Thu hồi đất 153 dự án chậm tiến độ tại Hà Nội gây lãng phí quỹ đất

28/06/2024 06:28
UBND thành phố Hà Nội đã thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, chấm dứt hoạt động hoặc thôi giao chủ trương nghiên cứu với 153 dự án chậm triển khai trên địa bàn. Đây là những dự án trên tổng số 712 dự án chậm triển khai đã "vào diện" thanh, kiểm tra của thành phố.

Thu hồi đất 153/712 dự án chậm triển khai

UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn.

Theo đó, Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai với tổng quy mô khoảng trên 11.300 ha đất. Trong số này, cơ quan quản lý đã thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch với 153 dự án.

Theo kết quả chỉ đạo xử lý lũy kế đến ngày 15/6/2024 (dự kiến kết quả thực hiện đến hết tháng 6/2024): Có 705 dự án (chiếm 99% tổng số 712 dự án) với tổng diện tích 11.345ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng.

Bên cạnh đó, 7 dự án (chiếm 1% tổng số 712 dự án) với tổng diện tích 88,5ha đất, đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục rà soát để đề xuất phương án xử lý.

Trong số 712 dự án, có 410 dự án với tổng diện tích 9.089,5ha đất được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 80 dự án so với cuối năm 2023 (330 dự án).

Tiếp đó, 12 dự án được đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND thành phố; 155 dự án sau thanh tra, kiểm tra, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại và được đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai.

Ngoài ra, có 44 dự án đang được nhà đầu tư thực hiện theo tiến độ và quy định pháp luật đầu tư. Hà Nội cũng gia hạn tiến độ thêm 24 tháng cho 295 dự án bởi nguyên nhân ảnh hưởng bất khả kháng từ đại dịch.

Trong đó, chủ đầu tư của 110 dự án phải nộp thêm cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng.

20/30 quận, huyện của Hà Nội có dự án chậm triển khai

Về kết quả tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn, UBND các quận, huyện, thị xã đã tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn để tiếp tục đề nghị xử lý đối với 117 dự án nằm ngoài danh sách nêu tại Báo cáo số 451/BC-UBND ngày 28/11/2023 của UBND Thành phố.

Trong số này, có 60 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và 57 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Hiện nay, 20 quận, huyện có dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm như: Nam Từ Liêm (12 dự án), Bắc Từ Liêm (6 dự án), Hoài Đức (3 dự án), Sóc Sơn (9 dự án), Đống Đa (1 dự án), Tây Hồ (3 dự án), Long Biên (24 dự án), Thanh Xuân (2 dự án), Hà Đông (12 dự án), Hoàng Mai (6 dự án), Thạch Thất (19 dự án), Phúc Thọ (1 dự án), Đan Phượng (1 dự án), Cầu Giấy (1 dự án), Thanh Oai (2 dự án), Quốc Oai (1 dự án), Ba Vì (6 dự án), Thanh Trì (6 dự án), Gia Lâm (1 dự án), Mỹ Đức (1 dự án).

Trong đó, tại quận Nam Từ Liêm, UBND quận đã có văn bản đề xuất UBND thành phố Hà Nội phương án xử lý các dự án chậm triển khai, gây lãng phí, ảnh hưởng cảnh quan. Đơn cử, dự án đầu tư Tòa nhà hỗn hợp dịch vụ thương mại và căn hộ thuộc ô đất quy hoạch CC3 - Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì (có diện tích 2.647m2 thuộc địa giới hành chính phường Mỹ Đình 1); ô đất CX1 - khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì (diện tích 9.052m2 thuộc địa giới hành chính phường Mỹ Đình 1) đã nhiều năm chưa đưa đất vào sử dụng theo đúng quy hoạch được duyệt;...

Ngoài ra, 10 quận, huyện, thị xã không có dự án chậm tiến độ, chậm triển khai như: Đông Anh, Mê Linh, Thường Tín, Ba Đình, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Hai Bà Trưng, Phú Xuyên, Hoàn Kiếm, Sơn Tây.

Trước đó, UBND Thành phố đã có Văn bản số 7540/VP-TNMT ngày 24/6/2024 phân công nhiệm vụ cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với 117 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai theo đề xuất mới của UBND các quận, huyện, thị xã theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, báo cáo kết quả trước ngày 15/8/2024.

Tin mới

Chủ nhà bổ quả mít 54,5kg ở Hải Dương, múi mít bên trong gây ngỡ ngàng
9 giờ trước
Sau 1 tuần đợi mít chín, ông Thiệu cùng người thân, hàng xóm đã bổ quả mít có cân nặng phá kỷ lục thế giới.
Hyundai Santa Fe 2024 lần đầu lộ diện tại Việt Nam: Thiết kế mới dễ gây tranh cãi, ra mắt năm nay sẽ làm khó Sorento
8 giờ trước
Mặc dù chiếc xe được ngụy trang kín mít, thiết kế đặc trưng của Hyundai Santa Fe mới không thể lẫn được, đặc biệt là cụm đèn mới lộ diện.
Bán 12 tấn sầu riêng trong 5 phút livestream ngày 7-7
7 giờ trước
Dù có nhiều phiên livestream bán sầu riêng thất bại nhưng không làm nản lòng người bán hàng bởi nhu cầu mặt hàng này rất lớn
Nhật, Hàn, châu Âu rút lui giúp xe Trung Quốc 'bùng nổ': Đến lúc này chính người Nga cũng lo ngại!
7 giờ trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang nắm bắt rất tốt cơ hội tại Nga...
Lâm Đồng: Đề xuất giảm giá gỗ xuống 49 lần sau thanh tra
5 giờ trước
Sau khi thanh tra vào cuộc, giá gỗ cốp-pha đúc mốc đã được xuất giảm từ hơn 2,272 triệu đồng xuống còn hơn 45 ngàn đồng nên tổng số tiền điều chỉnh giảm hơn 20 tỉ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Loạt xe mới đã được đăng ký dễ sớm về Việt Nam: Vios, Prado sẽ thành ‘bom tấn’, HR-V thêm bản hybrid tiết kiệm
2 giờ trước
Trong các mẫu xe được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, Toyota Vios, Land Cruiser Prado và HR-V có khả năng cao về nước cao do nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng.
Đây là lý do khiến xe điện Trung Quốc sắp bùng nổ trong ĐNÁ nhưng sẽ phải đối mặt thách thức giảm giá và chất lượng
13 giờ trước
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, nhiều công ty xe điện Trung Quốc như BYD hay Geely đã hướng sự tập trung sang Đông Nam Á, nơi quy mô ngành xe điện gần chạm mốc 100 tỷ USD.
Quy chuẩn chất lượng cho xe điện, xe "lai" nên có sớm
13 giờ trước
Chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải phương tiện ô tô điện, ô tô hybrid nên nhiều hãng chưa mạnh dạn sản xuất, nhập khẩu
Lộ diện nhà thầu chiếm ưu thế gói đường trung tâm thị xã Sa Pa
17 giờ trước
Trong 4 nhà thầu cạnh tranh, giá dự thầu của Tổng công ty Thăng Long - CTCP đạt tỷ lệ tiết kiệm tốt nhất với 18,6%.