Thu hút đầu tư vào Nam Trung Bộ - Bài 2: Đòn bẩy từ các khu kinh tế, khu công nghiệp

19/06/2022 08:08
Đặc trưng của Nam Trung Bộ là các khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện đang trở thành các cực thu hút đầu tư cho từng địa phương. Từ đó, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế cho cả vùng và đất nước.

Hàng tỷ USD chảy vào các KKT, KCN

Với tiềm năng kinh tế biển, vùng đất Nam Trung Bộ đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, những năm qua, dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, song các KKT, KCN ở Nam Trung Bộ vẫn đang được rất nhiều doanh nghiệp lớn mạnh tay “rót vốn” vào đầu tư.

KKT Vân Phong đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của vùng Nam Trung Bộ. Tính đến cuối năm 2021, KKT Vân Phong đã thu hút được 155 dự án đầu tư (125 dự án trong nước và 30 dự án có vốn FDI) với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỷ USD (trong đó vốn đầu tư nước ngoài khoảng 2,95 tỷ USD), vốn thực hiện khoảng 2,35 tỷ USD (đạt 57% so tổng vốn đăng ký); trong đó khoảng 100 dự án đã đi vào hoạt động.

Kết quả sản xuất kinh doanh (2006-2021) đạt doanh thu hơn 5.705 triệu USD; xuất khẩu đạt hơn 5.291 triệu USD; nhập khẩu đạt hơn 3.848 triệu USD, nộp ngân sách đạt hơn 50.246 tỷ đồng. Các sản phẩm xuất khẩu chính là tàu biển đóng mới, thủy sản. Giải quyết việc làm cho lao động 11.802 lao động, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 90%, dịch vụ 4%, nông lâm thủy sản 6%.

Tương tự, sở hữu những tiềm năng, thế mạnh vượt trội về vị trí địa lý, cảng biển nước sâu, kết nối giao thông thuận lợi, KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Quảng Ngãi. Đến cuối năm 2021, tại KKT Dung Quất và các các KCN Quảng Ngãi có 352 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 379.961 tỷ đồng (khoảng 18,107 tỷ USD).

Trong đó, có 54 dự án nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1,93 tỷ USD và 298 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 337.027 tỷ đồng (khoảng 16,18 tỷ USD). Hiện nay, tại KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi có 197 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, tại Bình Định, năm 2021 vừa qua dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 song tình hình thu hút đầu tư vào các KKT, KCN rất khả quan. Theo Ban Quản lý KKT tỉnh Bình Định, trong năm 2021, thu hút vốn đầu tư vào KKT, KCN đạt 37.770 tỷ đồng. Trong đó, cấp mới 39 dự án với vốn đăng ký 10.173 tỷ đồng; điều chỉnh 38 dự án với vốn tăng thêm 27.613 tỷ đồng; thu hồi 8 dự án với vốn đăng ký 936 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện đạt 6.800 tỷ đồng.

Lũy kế đến cuối 2021, trên địa bàn KKT Nhơn Hội và các KCN có 397 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 132.587 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện khoảng 38.209 tỷ đồng (đạt 28,8% tổng vốn đăng ký), trong đó, có 39 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 815 triệu USD.

Tại Đà Nẵng, năm 2021, Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng đã thu hút được 24 dự án. Trong đó có 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư là 145,45 triệu USD; 19 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư là 786,9 tỷ đồng.

Lũy kế đến nay, Đà Nẵng hiện có 378 dự án đầu tư trong nước trong các KCN, khu công nghệ cao, khu công nghệ - thông tin tập trung với tổng vốn đầu tư 28.624 tỷ đồng và 919 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 3,929 tỷ USD.

Ưu tiên thu hút công nghệ cao, dự án lớn

Vừa qua, Thủ tướng đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, KKT Vân Phong được quy hoạch trở thành KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Trong đó kinh tế biển là nền tảng với cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.

Ban Quản lý KKT Vân Phong cho biết, nơi đây sẽ là trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp có những sản phẩm dịch vụ, du lịch độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, là khu vực phát triển đô thị thông minh bền vững với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại.

“Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đang được gấp rút hoàn thiện. Dự kiến sẽ trình phê duyệt vào khoảng tháng 8/2022. Thời gian qua, có một số tập đoàn, công ty lớn quan tâm đăng ký đầu tư một số dự án tại khu vực Bắc Vân Phong như IPPG, Sungroup, Sovico, Novaland, FPT, T&T, SSI, Viglacera… tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đô thị, du lịch, thương mại, khu phi thuế quan…”, Ban Quản lý KKT Vân Phong thông tin.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, phát triển công nghiệp là định hướng lớn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó, trong định hướng phát triển cụm công nghiệp, KCN hiện nay đang được rất chú trọng. Theo quy hoạch đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, tỉnh Quảng Nam sẽ phát triển thêm khoảng 20.000 ha cụm công nghiệp và KCN trên toàn tỉnh.

“Trong thời gian tới, đối với các KCN mới, tỉnh sẽ định hướng phát triển theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường. Những KCN đã hiện hữu, tỉnh sẽ hướng các KCN này theo hướng bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh và giảm bê tông. Đồng thời, tập trung thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, trong đó ưu tiên thu hút các doanh nghiệp không ảnh hưởng đến môi trường, công nghiệp cơ khí, dược liệu và công nghệ cao”, ông Bửu nói.

Tại Đà Nẵng, ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cho biết, trong thời gian tới, Ban Quản lý sẽ tập trung thu hút đầu tư và lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ cao, F&D, công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, cơ khí chính xác…

“Chúng tôi cũng sẽ tập trung thu hút các nhà đầu tư đến từ các thị trường và đối tác tiềm năng. Coi trọng các thị trường, đối tác hiện tại như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Chú trọng vận động và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn (thuộc Forbes 500) và doanh nghiệp tại các nước phát triển (khối G7, OECD). Cạnh đó, tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước”, ông Sơn thông tin.

Kỳ tới: Đầu tư hạ tầng, đẩy mạnh liên kết vùng

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
7 giờ trước
Anh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Tỷ trọng hàng Việt chiếm hơn 80% trong siêu thị sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
1 ngày trước
15 năm trước, 77% người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cao hơn cả Châu Á (40%).
Cục Hàng không chỉ đạo nóng về bay đêm, phục vụ người dân đi lại dịp Tết
2 ngày trước
Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị kéo dài thời gian khai thác, tăng cường bay đêm tại các sân bay Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa để phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết của người dân.
Bình Dương: Đơn giá bồi thường đất chưa phê duyệt, nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
2 ngày trước
Công tác phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền và thời gian bàn giao mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm Bình Dương đang chậm tiến độ do đơn giá bồi thường đất chưa được phê duyệt.