Thu hút khoản vốn mạo hiểm kỷ lục 1,4 tỷ USD, startup Việt Nam vẫn mong muốn “không bị đối xử như tập đoàn lớn”

21/04/2022 23:27
Trong 2021, các startup Việt Nam đã thu hút thành công 1,4 tỷ USD vốn mạo hiểm, phá vỡ kỷ 874 triệu USD trong 2019, theo Báo cáo do Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố ngày 21.4.2022. Tuy nhiên, cộng đồng startup non trẻ vẫn cần hỗ trợ từ chính phủ và các quỹ nội để giải quyết khó khăn về pháp lý cũng như nguồn vốn.

Thu hút khoản vốn mạo hiểm kỷ lục 1,4 tỷ USD, startup Việt Nam vẫn mong muốn “không bị đối xử như tập đoàn lớn”

Trong 2021, các startup Việt Nam đã thu hút thành công 1,4 tỷ USD vốn mạo hiểm, phá vỡ kỷ 874 triệu USD trong 2019, theo Báo cáo do Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố ngày 21.4.2022. Tuy nhiên, cộng đồng startup non trẻ vẫn cần hỗ trợ từ chính phủ và các quỹ nội để giải quyết khó khăn về pháp lý cũng như nguồn vốn.

Ngày 21.4.2022, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures đồng phát hành Báo cáo Đổi mới Sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam. Đây là năm thứ hai báo cáo được phát hành dựa trên sự phối hợp tư nhân - nhà nước giữa một quỹ đầu tư mạo hiểm và một cơ quan thuộc Bộ nhằm mục tiêu chung xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại Việt Nam.

Sau một năm 2020 đầy khó khăn, hệ sinh thái (ĐMST) và khởi nghiệp trong nước đã phục hồi trở lại và vươn lên một tầm cao mới với những con số ấn tượng. Cụ thể theo Báo cáo, bất chấp biến động trong 2021, startup Việt Nam đã thu tiền đầu tư đạt 1,4 tỷ USD, tăng trưởng gấp 1,5 lần so với con số 874 triệu USD kỷ lục trước đó vào năm 2019. Số thương vụ cũng xác lập kỷ lục mới, với tổng số 165 thương vụ gọi vốn thành công, tăng 30% so với 2019.

Đóng góp vào thành quả này một phần phải kể đến sự trở lại của các thương vụ lớn. Tổng số giao dịch của các thương vụ trên 10 triệu USD vượt mức 1 tỷ USD, tăng 255% so với năm trước. Trong đó, có đến 05 giao dịch trị giá trên 100 triệu USD trong các lĩnh vực Thanh toán, TMĐT, và Gaming. Trong khi nguồn vốn chảy vào vòng Seed tăng lên mức cao kỷ lục cả về số lượng và giá trị thương vụ, thì nguồn vốn chảy vào các vòng sau series A đã trở về mức trước COVID.

Nhìn chung, tổng số quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại Việt Nam tăng 60%, phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Trong số đó, quốc gia có số lượng nhà đầu tư tích cực nhất trong năm 2021 là Singapore, tiếp theo là Việt Nam và Hoa Kỳ. Hoạt động đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam cũng dần sôi động hơn sau hai năm chững lại.

Thu hút khoản vốn mạo hiểm kỷ lục 1,4 tỷ USD, startup Việt Nam vẫn mong muốn “không bị đối xử như tập đoàn lớn” - Ảnh 1.

Đáng chú ý, Việt Nam cũng đón thêm hai đại diện startup kỳ lân công nghệ mới là Momo, startup công nghệ tài chính với định giá trên 2 tỷ USD và Sky Mavis, kỳ lân gaming đầu tiên tại  Việt Nam đạt 3 tỷ USD với sản phẩm Axie Infinity.

Theo thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông mặc dù COVID-19 kéo dài đã và làm thay đổi sâu sắc cách nền kinh tế và toàn xã hội hoạt động, đây cũng là “một chất xúc tác thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Công nghệ số đã giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng và còn giúp nhiều công ty có thể đạt được tăng trưởng vượt bậc”.

Không chỉ giới hạn trong Thương mại Điện tử (TMĐT) và Trò chơi trực tuyến (Gaming) - vốn là hai ngành lần lượt đứng đầu và thứ ba trong việc thu hút vốn, bằng chứng cho sự phát triển này còn có thể hiện ở sự bùng nổ về lượng giao dịch ở một số ngành mới, điển hình là Y tế, Giáo dục, và Chuyển đổi số trong doanh nghiệp với mức tăng trưởng trong năm 2021 lần lượt là 1.016%, 526%, và 205%.

Thu hút khoản vốn mạo hiểm kỷ lục 1,4 tỷ USD, startup Việt Nam vẫn mong muốn “không bị đối xử như tập đoàn lớn” - Ảnh 2.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên, CEO của startup xe điện thông minh Selex Motors thành lập từ 2018 - một trong hai startup ký có màn kết hợp tác tác đầu tư với quỹ đầu tư tại hội nghị -, “thị trường startup ở Việt Nam có thể là một trong những thị trường hấp dẫn nhất, con người thì trẻ và có năng lực và tố chất rất tốt. Startup thì đang dần trở thành phong trào chủ đạo, được cả chính phủ và cộng đồng quan tâm.”

Mặc dù mang nhiều tiềm năng, cộng đồng startup Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong điều kiện kinh doanh.

Về mặt pháp lý, ông Nguyên cho rằng: “Hiện tại chúng ta vẫn đối xử với startup với cơ chế ngang với một tập đoàn khổng lồ”. Theo ông, các startup vẫn phải đứng “cùng một sân chơi” với các tập đoàn lớn khi nói đến các chính sách về thuế, bảo hiểm, chính sách nhập khẩu.

“Điều này hợp lý về mặt pháp lý, nhưng nên có sự tham khảo các mô hình nước ngoài để startup được hưởng cơ chế gọn nhẹ hơn. Có vậy thì họ mới có thể đi nhanh, dồn nguồn lực phát triển công nghệ chữ không phải bỏ số tiền quá lớn để thực hiện các nghĩa vụ như công ty lớn.”

Theo bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Quỹ Do Ventures, những cơ chế như miễn thuế sẽ giúp các startup non trẻ có được nguồn vốn để thu hút nguồn nhân sự tốt và tập trung phát triển ý tưởng sáng tạo.

Cũng theo bà, mặc dù các khung pháp lý Việt Nam cho startup đang dần được hoàn thiện, những lĩnh vực mới như Fintech vẫn chưa có được cơ sở pháp lý phù hợp để phát triển.

“Sở dĩ công nghệ tài chính phát triển mạnh ở các quốc gia như Singapore hay Indonesia là vì họ đã có khung pháp lý vô cùng minh bạch. Tôi hi vọng khung pháp lý sẽ sớm trở thành chủ đề nóng được quan tâm để thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST.”

Thu hút khoản vốn mạo hiểm kỷ lục 1,4 tỷ USD, startup Việt Nam vẫn mong muốn “không bị đối xử như tập đoàn lớn” - Ảnh 3.

Trước những đòi hỏi này, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cho biết: “NIC sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các cơ chế chính sách vượt trội, khung pháp lý thử nghiệm (sandbox) nhằm khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước, đảm bảo sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.”

Bên cạnh đó, khoảng trống về nguồn vốn, đặc biệt ở giai đoạn đầu của startup, cũng đang khiến nhiều nhà sáng lập mất đi cơ hội thử nghiệm ý tưởng sáng tạo và phát huy tối đa tiềm năng.

“Nguồn vốn. 1,4 tỷ thì là rất to, nhưng vẫn chưa đủ” - bà Uyên Vy chia sẻ. Theo đánh giá của vị CEO Do Ventures, nền văn hoá bản địa có nhiều nét riêng biệt khó lý giải của Việt Nam là lợi thế cho các doanh nghiệp non trẻ, tạo không gian cho họ thỏa sức khai thác, sáng tạo để mang đến sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, chính sự riêng biệt của thị trường nội địa cũng trở thành rào cản ở giai đoạn sơ khởi khi doanh nghiệp cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn cho sản phẩm quá mới lạ.

“Hàng ngày chúng tôi vẫn gặp nhiều doanh nghiệp startup mới chỉ dừng ở mức ý tưởng mà không tìm được nguồn đầu tư ban đầu” - bà chia sẻ.

Đồng quan điểm với bà Vy, ông Nguyên cho rằng hệ sinh thái startup của Việt Nam còn chưa trưởng thành. “Quỹ đầu tư nội vẫn rất ít, thứ hai là hạ tầng pháp lý để các công ty gọi vốn dễ dàng vẫn còn thiếu vắng, dẫn dến việc nhiều công ty của người Việt Nam phải sang Singapore thành lập pháp nhân.”

Thu hút khoản vốn mạo hiểm kỷ lục 1,4 tỷ USD, startup Việt Nam vẫn mong muốn “không bị đối xử như tập đoàn lớn” - Ảnh 4.

Được hỏi về cách giải quyết bài toán này, bà Vy mong đợi rằng bên cạnh thúc đẩy các quỹ nội phát triển, Việt Nam có thể cân nhắc tạo dựng các cơ chế để chính các doanh nghiệp đi đầu như Momo và VNG có thể quay trở thành nhà đầu tư cho các startup, mang kinh nghiệm của mình đồng hành với doanh nghiệp. Điều này theo bà sẽ tạo ra hiệu ứng “cộng hưởng” khi “nguồn vốn, nguồn kiến thức, kinh nghiệm thật lớn được quy tụ nhằm thúc đẩy các hạt nhân của nền kinh tế mới.”

Bất chấp những khó khăn đó, bà Lê Hoàng Uyên Vy có những đánh giá lạc quan khi nhìn về tương lai.

"Năm 2021 có nhiều ngành chỉ mới bước đầu được đầu tư những vòng sơ khởi thôi. Ví dụ, ngành giáo dục là một ngành rất mới. Ngành y tế cũng có nhiều thương vụ sơ khởi. Nếu các công ty này tận dụng được để phát triển sau COVID-19 thì tôi tin rằng họ sẽ còn nhận được những nguồn vốn lớn hơn trong năm nay và năm sau. Tôi tin rằng 1.4 tỷ USD không chỉ con số kỷ lục duy nhất mà chúng ta sẽ liên tục phá vỡ những kỷ lục của mình."

Đặc biệt, bà cũng đánh giá cao vai trò của sự đóng góp của những cơ quan nhà nước NIC trong việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Với vai trò là cơ quan hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, NIC được giao nhiệm cũng đề xuất xây dựng công nghệ cao lên đến 99ha như một Silicon Valley ưu tiên cho các doanh nghiệp ĐMST phát triển.

Điều này, theo bà Vy, sẽ giúp nhiều doanh nghiệp mới thành lập bớt được phần nào gánh nặng chi trả chi phí cố định như phí mặt bằng, thủ tục pháp lý. Trung tâm NIC và những không gian vật lý nơi startup gặp gỡ nhau sẽ là những bước ban đầu rất cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp non trẻ, giúp các startup kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm nhân sự.

“Hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp ở nước ta đã có những bước hồi phục ấn tượng trong năm 2021 nhờ vào sự bền bỉ của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ. Với đà phát triển hiện nay, tôi tin rằng các nhà sáng lập Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được thành công và đưa Việt Nam trở thành một trung tâm công nghệ đáng chú ý trong khu vực.” - bà chia sẻ.

https://cafef.vn/thu-hut-khoan-von-mao-hiem-ky-luc-14-ty-usd-startup-viet-nam-van-mong-muon-khong-bi-doi-xu-nhu-tap-doan-lon-20220421213119477.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.