Thu lời hàng chục tỷ USD nhưng Pfizer, Moderna lại phớt lờ nhà khoa học tạo nên thành công cho vaccine Covid-19

13/09/2021 17:06
Theo ước tính, các ông lớn như Moderna, BioNTech và Pfizer sẽ đạt doanh số bán vaccine đến 45 tỷ USD trong năm 2021 nhưng lại không trả cho công thần trong kỹ thuật đưa mRNA vào tế bào người dù chỉ 1 xu.

Theo tạp chí Forbes, những ông lớn ngành dược như Pfizer hay Moderna đã chẳng thể thành công với vaccine mRNA chống dịch Covid-19 mới nếu không dùng công nghệ của nhà khoa học Ian MacLachlan. Vậy nhưng công lao của vị anh hùng này lại chẳng được công nhận hay thậm chí nhận được xu nào từ phát minh của mình.

Trên thực tế, công đoạn khó khăn nhất của vaccine dùng công nghệ mRNA nằm ở việc đưa phân tử chứa đoạn mã này an toàn vào tế bào cơ thể người mà không bị phá hủy hay tác động nào khác. Chúng cũng cần được thiết kế để sao cho vẫn đủ hiệu quả tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể người dù bị bao bọc bởi các lớp bảo vệ.

Thu lời hàng chục tỷ USD nhưng Pfizer, Moderna lại phớt lờ nhà khoa học tạo nên thành công cho vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

"Toàn bộ nền tảng của công nghệ này không phải nằm ở việc xây dựng phân tử mRNA, công đoạn này quá dễ. Vấn đề là làm sao để đưa phân tử mRNA vào tế bào người và tác động đến hệ miễn dịch", CEO Albert Bourla của Pfizer thừa nhận.

Bởi vậy, vaccine của Pfizer đã sử dụng những mảnh chất béo siêu nhỏ (Lipid) để bao bọc lại phân tử mRNA. Thế nhưng việc làm thế nào mà Pfizer tạo ra được công nghệ bao bọc bằng Lipid này lại chẳng được tiết lộ nhiều.

Nguyên nhân ư? Thay vì trả tiền bản quyền hay công nhận người phát minh ra nó, Pfizer lại tham gia cuộc chiến pháp lý kéo dài 15 năm với vô vàn tranh cãi cùng những câu chuyện phức tạp đằng sau.

Tương tự, Moderna cũng rất cẩn trọng trong việc tuyên bố dùng kỹ thuật của MacLachlan cho công nghệ mRNA. Rất nhiều vụ kiện đã diễn ra cũng như bị trì hoãn, đi kèm với đó là rất nhiều khoản chi phí pháp luật về chủ sở hữu của kỹ thuật này.

Ai là người hùng?

Tạp chí Forbes đã thực hiện cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng với kết luận rằng chỉ có một phương pháp duy nhất khả thi hiện nay là dùng bọc Lipid cho phân tử mRNA và chúng lại chẳng hề được phát minh bởi bất kỳ công ty nào trong số các ông lớn Pfizer, Moderna hay BioNTech.

Thay vào đó, người đầu tiên được cho là phát minh ra phương pháp này thuộc về nhà khoa học ít tên tuổi Ian MacLachlan, quốc tịch Canada. Ông MacLachlan vốn từng là giám đốc phòng nghiên cứu của 2 công ty nhỏ, Protiva Biotherapeutics và Tekmira Pharmaceuticals. Tại đây ông MacLachlan cùng các đồng nghiệp đã phát minh ra kỹ thuật bọc Lipid mà các hãng dược đang sử dụng ngày nay.

Thu lời hàng chục tỷ USD nhưng Pfizer, Moderna lại phớt lờ nhà khoa học tạo nên thành công cho vaccine Covid-19 - Ảnh 2.

Ông Ian MacLachlan. Nguồn ảnh: Forbes

"Tôi đọc báo và thấy tin tức về vaccine ở khắp mọi nơi. Tôi có thể khẳng định rằng những vaccine mRNA hiện nay đang dùng công nghệ do chúng tôi phát triển", ông MacLachlan nhấn mạnh.

Theo ước tính, các ông lớn như Moderna, BioNTech và Pfizer sẽ đạt doanh số bán vaccine đến 45 tỷ USD trong năm 2021 và họ chẳng trả ông MacLachlan dù chỉ 1 xu. Nghe thật nực cười bởi những hãng dược nhỏ khác như Gritstone Oncology lại chấp nhận sáng chế của MacLachlan và trả cho hãng Protiva-Tekmira của ông 5-15% tổng doanh số bán vaccine dùng công nghệ này.

Tạp chí Forbes nhận định phát minh của MacLachlan có thể giúp ông thu về đến 6,75 tỷ USD tiền bản quyền chỉ riêng trong năm 2021 với số vaccine mà Moderna và Pfizer bán được. Trớ trêu thay, việc Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi từ bỏ bản quyền vaccine để tăng tốc tiêm chủng có thể sẽ khiến những nhà khoa học như MacLachlan trắng tay.

Bất chấp sự chối bỏ của các ông lớn, hồ sơ của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho thấy vaccine sản xuất bởi Pfizer hay Moderna đã dùng công nghệ Lipid tương tự như những gì mà nhóm của ông MacKachkan đã phát minh.

Cụ thể, các nhà khoa học đã tạo ra một công thức mới từ 4 loại Lipid đã được cấp bằng sáng chế. Quy trình này được thực hiện với Ethanol và một thiết bị kết nối chữ T vô cùng đơn giản, hiệu quả.

Điều tra của Forbes cho thấy trong nhiều năm, Moderna đã tuyên bố rằng họ dùng công nghệ riêng của mình để đưa phân tử mRNA vào tế bào người. Thế nhưng khi thí nghiệm trên chuột với vaccine ngừa Covid-19, hãng lại dùng thành phần công thức của 4 loại Lipid với tỷ lệ tương tự như kỹ thuật của MacLachlan.

Phía Moderna cho biết vaccine trong giai đoạn thử nghiệm có công thức khác với sản phẩm đưa ra ngoài thị trường. Tuy vậy các hồ sơ pháp lý của Moderna cho thấy sản phẩm của họ vẫn dùng 4 loại Lipid giống như kỹ thuật của MacLachlan nhưng với sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ, dù thay đổi này không được hãng công khai.

Câu chuyện với Pfizer và BioNTech cũng tương tự khi FDA cho thấy họ cũng dùng 4 loại Lipid với tỷ lệ gần giống như những gì MacLachlan đã đăng ký.

Từ bỏ

Không phải ai cũng chối bỏ công lao của MacLachlan. Nhà khoa học Katalin Kariko đã từng làm việc với MacLachlan và đã gia nhập BioNTech từ năm 2013 nhận định chính người đàn ông trên mới là công thần thực sự của mRNA. Thế nhưng bà Kariko lại cho rằng ông từ bỏ quá sớm trước những áp lực của các ông lớn khi tranh giành kỹ thuật do chính mình sáng chế.

Thu lời hàng chục tỷ USD nhưng Pfizer, Moderna lại phớt lờ nhà khoa học tạo nên thành công cho vaccine Covid-19 - Ảnh 3.

"MacLachlan là một nhà khoa học tài năng, nhưng ông ấy vẫn còn thiếu tầm nhìn", bà Kariko tiếc nuối khi nói về sự từ bỏ của nhà khoa học Canada.

Hàng loạt vụ kiện tụng cùng các tranh cãi về kỹ thuật mới đã khiến MacLachlan chán nản, từ bỏ hãng Tekmira vào năm 2014 cũng như bất kỳ thỏa thuận bồi thường để im lặng nào.

Bản thân MacLachlan đã bán toàn bộ cổ phần trong công ty và mua chiếc nhà xe trị giá 60.000 USD để đi du lịch vòng quanh Canada cùng gia đình.

"Tôi đã kiệt sức và mất tinh thần ở thời điểm đó", MacLachlan nhớ lại.

Dù chán nản nhưng MacLachlan lại thừa hiểu không phải Pfizer hay Moderna mà chính ông cùng những người đồng nghiệp mới là anh hùng thực sự của thế giới.

"Có những đội ngũ đã hy sinh nhiều thứ trong cuộc đời họ để phát triển thành công kỹ thuật này. Họ đã đem cả trái tim và tâm hồn mình cho việc nghiên cứu nó. Những con người này làm việc vô cùng vất vả và đã cống hiến hết mình cho công nghệ mới này", ông MacLachlan thừa nhận.

Sau khi MacLachlan bỏ cuộc vào năm 2014, các vụ kiện tụng vẫn diễn ra nhưng chẳng có bên nào thực sự chiến thắng. Điều trớ trêu là việc vaccine ngừa Covid-19 dùng công nghệ mRNA lại không nằm trong văn bản thỏa thuận cuối cùng về bản quyền.

Tạp chí Forbes cho biết hãng Moderna đã sử dụng chiêu trò khi đệ đơn kiện lên Văn phòng quản lý sáng chế và thương hiệu Mỹ (PTO) để vô hiệu hóa hàng loạt bằng sáng chế có liên quan đến kỹ thuật của MacLachlan, qua đó đưa vaccine vào thí nghiệm và sản xuất.

Sau khi vaccine của Pfizer và Moderna được thông qua, chuyên gia nghiên cứu về công nghệ mRNA là ông Frew Weissman của trường đại học Pennsylvania đã đăng bài khẳng định sản phẩm này có dùng công nghệ tương tự với của MacLachlan.

Dẫu vậy, chẳng có ai thực sự đứng ra đòi lại công bằng cho nhà khoa học Canada này cả khi chính bản thân ông đã từ bỏ phần thưởng xứng đáng thuộc về mình.

*Nguồn: Forbes

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
5 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.