Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam có thể tăng gấp 6 lần trong 20 năm tới giống Hàn Quốc 10 năm về trước?

08/01/2022 18:04
Các chuyên gia của WB nhấn mạnh, những bước đi của Việt Nam hôm nay sẽ quyết định liệu trong hai thập kỷ tới, Việt Nam có thể trở nên thành công như Hàn Quốc hay sa vào bẫy thu nhập trung bình.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo Cập nhật Đánh giá Quốc gia năm 2021 cho Việt Nam trong việc đưa ra giải pháp tập trung vào cải cách thể chế, nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Các chuyên gia của WB nhấn mạnh, những bước đi của Việt Nam hôm nay sẽ quyết định liệu trong hai thập kỷ tới, Việt Nam có thể trở nên thành công như Hàn Quốc hay sa vào bẫy thu nhập trung bình.

Báo cáo cho biết, có một thực tế diễn ra trên toàn cầu là quá trình chuyển đổi từ thu nhập trung bình sang thu nhập cao là một quá trình đầy thách thức. Chỉ có một số ít các quốc gia chuyển dịch thành công từ vị trí thu nhập thấp sang thu nhập trung bình trong 50 năm vừa qua, thậm chí còn số lượng quốc gia hơn chuyển từ vị trí thu nhập trung bình lên thu nhập cao còn ít hơn.

Cụ thể, chỉ có 18 quốc gia được xác định là quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 1965 đạt vị trí quốc gia có thu nhập cao vào năm 2013, trong đó có 5 quốc gia Đông Á, bao gồm: Hồng Kong (Trung Quốc); Hàn Quốc; Nhật Bản; Singapore; và Đài Loan (Trung Quốc).

WB nhận định, giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam sẽ phải tìm cách tái thiết tốt hơn sau đại dịch Covid-19 và đáp ứng tham vọng trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

"Con đường này khó khăn và gian nan, vì chỉ có một số rất ít quốc gia có thể chuyển từ vị trí thu nhập trung bình lên vị trí thu nhập cao trong 50 năm qua. Hàn Quốc chắc chắn là một trong những ví dụ thành công nhất khi tăng thu nhập bình quân đầu người lên gấp 6 lần trong 25 năm, sau khi đạt mức thu nhập bình quân đầu người tương đương với mức của Việt Nam hiện nay", báo cáo cho biết.

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo nên một cú sốc lớn về kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Theo WB, trước đại dịch Việt Nam đã định hình được tương đối rõ những ưu tiên cần thiết để đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Tuy nhiên, những ưu tiên này đã bị thay đổi bởi tác động của đại dịch và những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm sự quá trình chuyển đổi số và sự gia tăng các sáng kiến xanh.

Vì lý do đó, WB cho rằng cần định hình lại 6 ưu tiên phát triển. 6 ưu tiên này bao gồm: tập trung nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu và đẩy mạnh thương mại dịch vụ; tăng tốc chuyển đổi số; chuyển tư duy sang tăng trưởng bền vững; tăng cường cơ sở hạ tầng; cân bằng sự ổn định ngành ngân hàng với mở rộng tài chính toàn diện và phát triển chiều sâu thị trường vốn; và chuyển sang chương trình bảo trợ xã hội trên toàn quốc.

Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam có thể tăng gấp 6 lần trong 20 năm tới giống Hàn Quốc 10 năm về trước? - Ảnh 1.

Thành tích quá khứ và mong đợi của Việt Nam trong việc thực hiện các ưu tiên phát triển so với ngưỡng thu nhập trung bình. Nguồn: WB

Làm thế nào thoát "bẫy thu nhập trung bình"?

Nhằm đạt tới ngưỡng của các quốc gia thu nhập trung bình cao, Việt Nam sẽ phải nỗ lực tăng chất lượng thương mại và dịch vụ, đổi mới sáng tạo, và nhìn chung tập trung vào những mảng yếu như tài chính và môi trường.

Về thương mại, cần đa dạng hóa thương mại, tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm chi phí thương mại và khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và địa phương. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, WB khuyến nghị Chính phủ cần xem xét lại chính sách đổi mới sáng tạo, nâng cao kỹ năng số và hài hòa lợi ích an ninh thông tin và quyền riêng tư.

Về giảm nghèo, do những tác động đáng kể của đại dịch đến cơ cấu việc làm và tiền lương, Việt Nam sẽ cần xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội với phương pháp tiếp cận toàn chính phủ để phân phối lợi ích đến nhiều đối tượng cần thiết hơn.

Bên cạnh những cải thiện trên, Việt Nam sẽ càng phải nỗ lực đối với những ưu tiên chưa làm tốt. Môi trường và cơ sở hạ tầng sẽ là các lĩnh vực yêu cầu thay đổi toàn diện nhất, từ giảm phát thải, tăng hiệu quả quản lý tài nguyên cho đến nâng cao hiệu quả tài chính công và doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, hệ thống tài chính của Việt Nam cũng cần đến những giải pháp tổng thể liên quan đến cải thiện giám sát ngân hàng, đa dạng hóa thị trường vốn và tăng cường đổi mới công nghệ tài chính.

Để làm được điều này, theo WB, Chính phủ Việt Nam sẽ cần phải áp dụng một loạt các cải cách thể chế nếu muốn nâng cấp tầm nhìn, năng lực và động lực của mình một cách có hệ thống trong tất cả các ưu tiên phát triển của đất nước.

Bằng cách áp dụng 5 cải cách, bao gồm điều chỉnh khung định chế cho vững chắc, tinh giản thủ tục hành chính, sử dụng công cụ thị trường thông minh, tăng hiệu lực thực thi quy định và đảm bảo khả năng tham gia của các bên, WB cho rằng, Việt Nam có thể tạo nền tảng cho hiệu quả thực thi chính sách cao hơn.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.