'Thủ phạm giấu mặt’ đằng sau thảm họa COVID-19 ở Ấn Độ

08/05/2021 13:09
Trong khi có rất nhiều nguyên nhân được cho là gây ra thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ (biến thể mới, các sự kiện đông người, hệ thống y tế mỏng manh…), có một nguyên nhân tiềm năng ít được nhắc đến nhưng nguy hiểm không kém, theo một bài viết trên Time.

Làn sóng COVID-19 và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ấn Độ đã gây chấn động thế giới và đặt ra câu hỏi vì sao tình hình trở nên tồi tệ đến vậy. Các nhà khoa học đang nghiên cứu một số yếu tố bao gồm các biến thể mới, và các quan chức y tế công cộng đã chỉ ra nguyên nhân là sự thiếu đầu tư vào hệ thống y tế của đất nước.

Không nghi ngờ gì nữa, có rất nhiều ‘thủ phạm’ đằng sau làn sóng COVID-19 mới nhất ở Ấn Đ ộ.

Nhưng có một nguyên nhân tiềm năng khác ít được nhắc đến, đó là ô nhiễm không khí, theo một bài viết trên tạp chí Time của Mỹ.

Kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19, các nhà nghiên cứu đã hiểu rằng việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm khiến con người dễ bị mắc COVID-19 hơn, và các đại đô thị ở Ấn Độ là một trong nơi những ô nhiễm nhất trên thế giới.

Anumita Roychowdhury, giám đốc điều hành về nghiên cứu và vận động tại Trung tâm Khoa học và Môi trường ở Delhi, Ấn Độ, cho biết: "Chúng tôi hiểu rằng đại dịch có thể có tác động lớn hơn ở những vùng ô nhiễm, nơi phổi của con người đã bị suy yếu do phơi nhiễm lâu dài. Điều đó khiến các thành phố của Ấn Độ trở nên dễ bị tổn thương".

Thủ phạm giấu mặt’ đằng sau thảm họa COVID-19 ở Ấn Độ - Ảnh 1.

Ấn Độ đang phải đối mặt với làn sóng COVID-19 khủng khiếp, khiến các khu hỏa táng rơi vào tình trạng quá tải.

Đã có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm không khí và cụ thể là về COVID-19 ở Ấn Độ, nhưng có lẽ trước tiên chúng ta nên xem xét bức tranh toàn cảnh , theo Time.

Một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí và sự tổn thương trước COVID-19.

Một bài báo được xuất bản vào tháng 12 trên tạp chí Nghiên cứu Tim mạch cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với chất dạng hạt (PM) - một loại ô nhiễm do sự kết hợp của các hóa chất đến từ các nguồn như khói thuốc và lửa - có thể liên quan đến khoảng 15% số ca tử vong vì COVID-19 toàn cầu. Chất dạng hạt không chỉ đến từ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 50% số ca tử vong do COVID-19 liên quan đến ô nhiễm không khí có liên quan cụ thể đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Một loạt các nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên hệ nhân quả: tiếp xúc lâu với ô nhiễm không khí góp phần gây ra một loạt bệnh - từ hen suyễn đến tiểu đường – các yếu tố nguy cơ của COVID-19.

Các nghiên cứu ở Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng các nhà khoa học đã bắt đầu đánh giá mối liên hệ ở quốc gia này. Một nghiên cứu sơ bộ của Viện Công nghệ Quốc gia Malaviya ở Jaipur, Ấn Độ, đã tìm thấy mối tương quan giữa các ca mắc COVID-19 với ô nhiễm không khí và điều kiện khí hậu - như gió và độ ẩm - ở Delhi.

Thủ phạm giấu mặt’ đằng sau thảm họa COVID-19 ở Ấn Độ - Ảnh 2.

Hỏa táng thi thể nạn nhân COVID-19 tại một lò hỏa táng ở Delhi

Một báo cáo sơ bộ khác của Ngân hàng Thế giới dựa trên dữ liệu từ Ấn Độ cho thấy "sự gia tăng 1% trong việc tiếp xúc lâu dài với chất dạng hạt dẫn đến sự gia tăng số ca tử vong do COVID-19 lên 5,7 điểm phần trăm". Nghiên cứu đề xuất một loạt các biện pháp can thiệp "khẩn cấp", trong đó có việc sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch hơn đến giảm ô nhiễm trong hệ thống giao thông.

Các tác giả báo cáo của Ngân hàng Thế giới viết: "Các nhà khoa học dường như đang đồng tình rằng việc cải thiện chất lượng không khí có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khắc phục hoặc ít nhất là giảm thiểu tác động của đại dịch. Nghiên cứu này cho thấy ô nhiễm phải được hạn chế càng nhiều càng tốt khi các quy định phong tỏa được dỡ bỏ".

Theo Time, những thông tin trên là cần thiết không chỉ vì nó giúp giải thích một yếu tố làm trầm trọng thêm đại dịch, mà còn vì nó cung cấp một cái nhìn về "đồng lợi ích về khí hậu". Thuật ngữ này đề cập đến những tác động tích cực (ngoài việc giảm lượng khí thải carbon dioxide) khi giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu. Các đồng lợi ích bao gồm: cải thiện sức khỏe của đất, cải thiện an ninh năng lượng...

Nhưng có lẽ không có đồng lợi ích nào quan trọng hơn - và cấp bách hơn - ở cấp độ toàn cầu là không khí sạch. Ví dụ ở Ấn Độ, việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí khiến hơn 1 triệu người tử vong sớm mỗi năm. Hàng trăm nghìn người khác cũng bị ảnh hưởng tương tự ở Trung Quốc. Ngay cả ở Mỹ, nơi có các tiêu chuẩn môi trường tương đối nghiêm ngặt, ước tính hơn 100.000 người tử vong sớm do ô nhiễm không khí dạng hạt mỗi năm, theo nghiên cứu được công bố trên Tập san của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học đã có nhiều cuộc tranh luận gay gắt về những cách tốt nhất để giải thích đồng lợi ích về khí hậu. Nhưng ở cấp độ cá nhân, đây là một ví dụ khác về việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu sẽ cứu sống nhiều người — không chỉ trong 30 năm tới mà là ngay bây giờ.

Ấn Độ đang phải trải qua một trận ‘sóng thần’ COVID-19 khủng khiếp. Số ca mắc mới mỗi ngày đã vượt qua mốc 400.000 người. Dịch bệnh đẩy hệ thống y tế nước này vào tình trạng quá tải: bệnh viện hết giường và oxy, nhiều người đã chết trong xe cấp cứu và bãi đỗ xe bệnh viện khi chờ giường bệnh hoặc bình oxy. Đồng thời, các nhà hỏa táng làm việc hết công suất khi số người tử vong vì Covid-19 tăng cao chưa từng thấy.

Cố vấn khoa học hàng đầu của Ấn Độ cho biết quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng hơn 200.000 ca tử vong vì COVID-19 và đang chuẩn bị đón làn sóng COVID-19 thứ ba "không thể tránh khỏi".

Và mới đây nhất, một nhóm các chuyên gia đã cảnh báo rằng tác động của làn sóng Covid-19 Ấn Độ có thể lan rộng và ảnh hưởng tới toàn thế giới .

(Nguồn: Time)

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
37 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.