Mặc dù trước khi xuất bến mỗi xà lan đều phải đóng 500 ngàn đồng cho địa phương. Tất cả phí này sẽ được doanh nghiệp hạch toán vào giá thành và quay về mua lúa của nông dân thấp lại.
Như vậy, TP.HCM thu phí cảng biển với doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng thực tế là tạo thêm gánh nặng trên vai người nông dân trồng lúa.
Intimex mỗi năm phải trả thêm gần 10 tỷ đồng cho phí cảng biển
Ông Đỗ Hà Nam – Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc tập đoàn Intimex
Ông Đỗ Hà Nam – Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc tập đoàn Intimex - đơn vị xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều đứng đầu cả nước cho biết, khi TP.HCM triển khai thu phí hạ tầng cảng biển thì mỗi container (cont) hàng xuất khẩu của doanh nghiệp phải đóng thêm 500 ngàn đồng/cont 20 ft (nếu mở tờ khai tại TP.HCM được giảm 50% tương đương 250 ngàn đồng/cont 20 ft), cont 40 ft mức thu là 1 triệu đồng.
"Việc TP.HCM quy định mở tờ khai hải quan tại TP sẽ được giảm 50% mức phí, còn mở tờ khai ở hải quan các tỉnh phải đóng phí 100% vì đây là hàng di lý lên thành phố. Với quy định này sẽ khiến doanh nghiệp tích cực mở tờ khai hải quan tại TP.HCM hơn và tờ khai hải quan ở các tỉnh sẽ bị giảm đi rất đáng kể. Bây giờ ngay cả xà lan chở container hàng vô cảng TP.HCM cũng phải đóng phí chứ không riêng gì vận chuyển đường bộ mới đóng phí như trước đây.
Với việc triển khai thu phí cảng biển mỗi năm TP.HCM sẽ thu về 13.000 tỷ đồng cho ngân sách của TP. Còn đối với Intimex mỗi năm phải trả thêm gần 10 tỷ đồng cho khoản thu này, con số này bằng tổng quỹ lương trong một năm dùng để trả cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong tập đoàn", Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc tập đoàn Intimex nói.
TP.HCM triển khai thu phí cảng biển khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm và có thể sẽ gặp rủi ro trong giai đoạn đầu, vì doanh nghiệp chưa kịp đưa phí này vào giá thành sản phẩm do đã mua hàng vào từ trước, nhưng về sau họ sẽ cân bằng thu chi của đơn vị và cân đối vào giá mua nông sản của nông dân, như vậy cuối cùng người chịu thiệt cũng là nông dân.
Các nhà máy xay xát, chế biến gạo cũng vậy họ cũng sẽ cộng vào giá thành sản phẩm, và trong chuỗi hàng hóa này doanh nghiệp chỉ là người đứng trung gian thu mua nông sản của nông dân chế biến và xuất khẩu, nên khi TP.HCM tăng thu phí doanh nghiệp sẽ đưa vào chi phí giá thành, khi giá thành tăng cao họ sẽ cân đối trên giá mua nông sản của nông dân.
Phí cảng biển sẽ "ăn" vào lợi nhuận của doanh nghiệp
Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang)
Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) – một trong 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất nước cho hay, do điều kiện địa lý gần TP.HCM nên từ trước đến giờ công ty luôn đưa gạo về TP để xuất đi các nước và mở tờ khai hải quan tại đây nên chỉ phải đóng thêm 250.000 đồng/cont 20 ft là (cont 20 ft tương đương 25 tấn gạo).
Nếu mỗi năm một doanh nghiệp xuất khẩu 100.000 tấn gạo thì phải đóng phí thêm 1 tỷ đồng tiền phí và khoản phí này sẽ được doanh nghiệp hạch toán vào giá thành gạo xuất khẩu.
Nhưng lâu nay gạo xuất khẩu không tăng giá được và giá lúa của người nông dân bán ra không cao nếu hạ giá mua lúa nữa thì người nông dân chịu không nổi, trong khi đó xuất khẩu gạo lời "rất mỏng" nên phí này sẽ "ăn" vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí logistics đang ở mức cao chưa từng có, cộng giá xăng dầu tăng cao khiến cho mọi chi phí đều tăng, còn doanh nghiệp đang trong quá trình gượng dậy sau mấy năm vật vã vì đại dịch COVID-19, bây giờ TP.HCM triển khai thu phí cảng biển ngay lúc này sẽ gây cho doanh nghiệp xuất khẩu đã khó lại càng khó khó khăn thêm.
"Phí xà lan chở hàng trước khi rời bến cảng nơi doanh nghiệp ăn hàng đã đóng 500.000/ xà lan, và bây giờ TP.HCM quy định xà lan cập cảng ở TP.HCM cũng phải đóng phí và hiện tại có rất nhiều loại phí chồng phí.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, VFA và các hiệp hội ngành hàng khác đã có công văn đề nghị UBND TP.HCM chờ đến cuối năm 2022 hãy triển khai thu phí, cho doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch nhưng họ không đồng ý. Với tình hình này nếu doanh nghiệp cảm thấy quá khó khăn thì chỉ còn cách là thôi không kinh doanh nữa chứ không còn cách nào khác", Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng bộc bạch.
65 tỷ đồng tiền phí cảng biển mỗi năm là con số quá lớn đối với ngành gạo
Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành 4
Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành 4 cho biết, từ khi dịch bệnh xảy ra ngành logistic đã bị ảnh hưởng, bây giờ TP.HCM lại triển khai thu phí cảng biển nữa sẽ làm cho phí dịch vụ logistic tăng cao hơn nữa, khiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng, trong đó có xuất khẩu gạo.
Nếu chỉ xét trên con số xuất khẩu là 5.000 hoặc 10.000 tấn gạo thì phí cảng biển TP.HCM thu sẽ không lớn, nhưng cả ĐBSCL mỗi năm xuất khẩu trên dưới 6,5 triệu tấn gạo, xuất khẩu gạo phải gánh thêm 65 tỷ đồng, con số này thật sự quá lớn đối với ngành gạo và có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn.
Thứ nhất, giá thành gạo xuất khẩu cao làm giảm tính cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam với các nước đối thủ như Thái Lan, Campuchia Ấn Độ và Pakistan, vì chi phí của các quốc gia này rẻ hơn Việt Nam nhiều.
Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực đến người nông dân trồng lúa.
Thời gian đầu có thể doanh nghiệp chưa đưa phí cảng biển vào giá thành sản phẩm, nhưng về lâu về dài phí cảng biển sẽ được hạch toán vào giá thành gạo, khi đó để tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp sẽ quay về mua giá lúa của nông dân thấp.
"Chính vì vậy, tôi cho rằng TP.HCM, Bộ Tài chính và Chính phủ cần lắng nghe ý kiến của các hiệp hội ngành hàng cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Chính quyền TP.HCM và các bộ, ngành liên quan cần xem xét lại cái gì nên thu và cái gì nên giảm cho doanh nghiệp, như vậy sẽ tốt hơn chứ cái nào cũng tận thu thì sẽ rất khó cho doanh nghiệp, trong khi đó xuất khẩu gạo đang khó khăn bây giờ gánh thêm vào khoản phí này nữa sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu gạo càng khó hơn.
Ngành gạo có giá trị xuất khẩu không lớn nhưng là hàng cồng kềnh và còn liên quan đến đời sống của 17 triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL và cả một chuỗi lao động làm dịch vụ trong các khâu gieo sạ, thu hoạch, thu mua, công nhân làm việc tại các nhà máy gạo … nên tác động sẽ rất lớn.
Vấn đề này không chỉ tác động tiêu cực lâu dài lên nông dân trồng lúa, mà còn ảnh hưởng những người sản xuất ra những sản phẩm liên quan đến lúa gạo. Đối với doanh nghiệp ngay lúc này có thể họ chưa kịp điều chỉnh giá thành, nhưng về sau sẽ đưa vào giá thành và cân đối giữa mua và bán rồi quay về mua giá lúa của nông dân thấp xuống, như vậy người chịu thiệt cuối cùng vẫn là nông dân và người đóng phí cảng biển không phải là doanh nghiệp mà chính là những người nông dân trồng lúa.
Bên cạnh đó, phí cảng biển còn đánh vào đầu nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... khiến cho hạt lúa của người nông dân phải oằn vai gánh đủ các loại phí. Đó là chưa kể đến các trường hợp "phí chồng phí". Xét cho cùng, việc TP.HCM - địa phương nền kinh tế lớn nhất nước nước triển khai thu phí cảng biển không khuyến khích cho ngành lúa gạo phát triển đôi khi lại có tác dụng ngược.