Thủ phủ tiêu thế giới trong vòng xoáy nợ nần: Sản xuất nhiều để làm gì, "vàng thừa cũng ế huống gì hồ tiêu"!

06/03/2019 20:30
Trước năm 2001, "quyền lực" sản xuất hồ tiêu chủ yếu nằm trong tay người Ấn và người Indonesia. Kể từ năm 2002, Việt Nam trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này. 60% tiêu xuất khẩu của thế giới là của Việt Nam. Nhưng, thủ phủ hồ tiêu đang điêu đứng.

Tiêu Việt trong cơn lao dốc về giá toàn cầu

Giá thành sản xuất Việt Nam đang ở ngưỡng 50.000 đồng/kg, trong khi đó, giá tiêu thế giới đang được giao dịch ở quanh mốc 43.000 đồng/kg, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nói trước Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong hội thảo về nông nghiệp sáng 5/3.

Tiêu Việt Nam đang trải qua những ngày tháng khốn khó kể từ khi bước lên đỉnh hoàng kim 5 năm trước. Năm 2010, giá hồ tiêu tăng mạnh và đến thời điểm 2015, hồ tiêu trong nước đạt đỉnh 230.000 đồng/kg.

Mức giá hấp dẫn này khiến nhiều nông dân ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đổ xô vào hồ tiêu. Nhiều nơi, bà con chặt cao su, cà phê, đổ vốn liếng để trồng loại cây này.

Diện tích trồng hồ tiêu đã tăng "nóng". Nếu năm 2010, diện tích trồng tiêu là 51,5 nghìn ha – đã vượt quy hoạch là 50.000 ha cho năm 2020, thì đến thời điểm hiện tại, diện tích đã xấp xỉ 153 nghìn ha, tăng gấp 3 lần.

Việt Nam cũng là nước sản xuất nhiều tiêu nhất thế giới. Trong năm 2018, lượng tiêu Việt là 245.000 tấn trên tổng số 525.000 tấn toàn cầu. Việt Nam cũng chiếm 60% lượng tiêu xuất khẩu của thế giới. Nhu cầu tiêu thụ loại gia vị này trên thế giới dao động từ 300.000 – 350.000 tấn/năm.

‘Việc tăng nóng diện tích đất trồng và sản lượng không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ở tất cả các nước", ông Hải nói và cho biết lý do này đã khiến cung vượt quá cầu, khiến giá tiêu giảm sâu, từ 10.000 USD/tấn chỉ còn quanh khoảng 2.000 USD/tấn.

Nhìn về những con số này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành tiêu là một minh chứng điển hình cho việc sản xuất không ăn nhập với tiêu thụ. "Vàng thừa cũng ế chứ đừng nói hồ tiêu", ông nhấn mạnh.

Kinh nghiệm từ Ấn Độ

Thông tin từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), trong năm 2019, Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 175.000 tấn hạt tiêu đen và 25.000 tấn hạt tiêu trắng, đạt sản lượng 200.000 tấn. Con số này giảm nhẹ hơn so với năm trước nhưng vẫn đứng đầu trên thế giới. Các vị trí thứ 2,3, 4 lần lượt thuộc về Brazil, Indonesia và Ấn Độ.

Tuy nhiên, giá tiêu Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn so với các nước này. Số liệu trên IPC ngày 6/3/2019 cho thấy giá FOB của tiêu đen của Lumpung (Indonesia) là 2.591 USD/tấn; Kuching (Malaysia) là 3.024 USD/tấn trong khi đó, Kochi (Ấn Độ) trong ngày 6/3 không cập nhật nhưng giá của ngày 5/3 là 4.805 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu đen Việt Nam từ 2.125 – 2.275 USD/tấn (tuỳ dung trọng: 500g/l và 550g/l).

"Chất lượng tiêu Việt Nam không so sánh được với các nước, nó bị nhiễm dư lượng chất bảo vệ thực vật, cho dù phẩm vị nó ngon", bà Lương Thuỳ Liên, người sáng lập Tokin Group, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản như cà phê, tiêu nói với Trí Thức Trẻ.

Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA), trong lá thư gửi VPA cuối tháng 1/2017 cho biết 799 mẫu tiêu đen Việt Nam nhập vào EU khi phân tích trong năm 2016 chỉ có 17% số mẫu đạt chuẩn dư lượng metalaxyl – là hoạt chất trong thuốc diệt nấm.

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo bà Liên, cũng có thể là một trong số những nguyên nhân khiến cây tiêu Việt Nam chết hàng loạt như đã phản ánh trên truyền thông thời gian qua.

"Mọi người có  tư tưởng phun phòng, cây đang khoẻ cũng đè nó ra để phun, không ổn", bà nói. Trong khi đó, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, người nông dân cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho đất, từ phân tích độ pH, mùn, vi lượng... Đặc biệt, bà Liên cho rằng đất cần phân hữu cơ thay vì vô cơ.

"Bón phân vô cơ như truyền đạm, uống vitamin tổng hợp, còn phân hữu cơ như ăn trái cây, uống đủ nước vậy", bà so sánh.

Một vấn đề khác của tiêu Việt Nam là khâu chế biến. Các chế phẩm từ tiêu như dầu tiêu hay nhựa dầu tiên có giá đắt hơn hàng chục lần sản phẩm tiêu thô.

Nhựa dầu tiêu (pepper oleoresin) là một loại hạt tiêu cô đặc với mỗi một kg oleoresin có thể thay thế 10kg hạt tiêu làm hương vị trong ngành chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, oleoresin cũng có những vấn đề liên quan đến lưu trữ nên cần xử lý đặc biệt. Nghĩa là để sản xuất được nhựa dầu đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, cần phát triển mạnh về công nghệ. Một trong nhiều công nghệ được phát triển để giảm thiểu nhược điểm của oloresin là công nghệ vi nang.

Ấn Độ, ở thời điểm hiện tại tuy chỉ xếp thứ 4 về xuất khẩu hạt tiêu nhưng là nhà sản xuất pepper oleoresin hàng đầu.

Theo IPC, năm 2016 Ấn Độ đã xuất khẩu 1.016.698 kg oleoresin với giá trị 59,7 triệu USD.Theo đó, thời điểm giá nhựa dầu tiêu cao nhất đạt 59 USD/kg, thấp nhất là 49 USD/kg.

Còn tính trong 9 tháng đầu năm 2018, Ấn Độ đã xuất khẩu 1.006.027 kg oleoresin với tổng giá trị 41,7 triệu USD.

Hiện Mỹ là bạn hàng lớn nhất của Ấn Độ với mặt hàng này, tiếp sau đó là Đức, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam một mặt cần giảm diện tích trồng tiêu, vốn đã vượt quá quy hoạch gần 5 lần. Mặt khác, ông nhấn mạnh đến khâu chế biến, sản xuất sản phẩm từ loại nông sản này.

"Giá dầu tiêu đắt gấp 20 lần, thế giới không đủ dầu tiêu mà bán, chúng ta lại thừa tiêu không làm gì thì vô lý quá", ông nói yêu cầu các đơn vị liên quan chuẩn bị một hội nghị chuyên sâu về chế biến tiêu trong thời gian sắp tới.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
3 giờ trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
3 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
2 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
2 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.239.904 VNĐ / tấn

165.60 JPY / kg

4.88 %

+ 7.70

Đường

SUGAR

10.380.407 VNĐ / tấn

18.11 UScents / lb

1.12 %

+ 0.20

Cacao

COCOA

211.530.305 VNĐ / tấn

8,136.00 USD / mt

3.68 %

- 311.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

197.164.675 VNĐ / tấn

343.98 UScents / lb

2.57 %

- 9.06

Gạo

RICE

15.715 VNĐ / tấn

13.28 USD / CWT

1.97 %

- 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.825.368 VNĐ / tấn

1,028.50 UScents / bu

1.56 %

+ 15.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.493.191 VNĐ / tấn

296.35 USD / ust

0.63 %

+ 1.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
16 giờ trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
16 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
18 giờ trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
20 giờ trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.