Thu thuế thuốc lá điện tử là “thu ngân sách trên sức khoẻ và tương lai thế hệ trẻ”

23/05/2024 12:34
Thảo luận ở Tổ sáng 23/5 về tình hình kinh tế xã hội năm 2023 và 4 tháng năm 2024, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP.HCM) đề nghị Chính phủ, các cơ quan liên quan "chốt" sớm cơ chế quản lý thuốc lá điện tử, trong đó sớm cấm nhập khẩu và kinh doanh loại mặt hàng này.

Theo Đại biểu Nghĩa, nhiều cảnh báo nguy hiểm của thuốc lá điện tử đối với sức khoẻ và tính mạng của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhưng thời gian vừa qua, Việt Nam mới đang thí điểm cơ chế quản lý, chưa quyết định có cấm hay không.

Ông Nghĩa cho rằng, Trong giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong lớp 8 đến lớp 12 ở Mỹ, tăng từ 9% lên 12% rồi 16%, chưa từng có trong lịch sử. Thuốc lá điện tử, nhất là thuốc lá dùng 1 lần được ưa dùng hơn thuốc lá điếu.

Điều tra sức khoẻ toàn cầu ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ từ 13 đến 17 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử 2,75% (2019), đến nay con số này còn cao hơn, đặc biệt tỷ lệ này cao hơn ở các thành phố lớn, nhất là học sinh lớp 8 đến lớp 12, tại Hà Nội, tỷ lệ này lên 8,35%.

Đồng thời với thuốc lá điện tử là các căn bệnh bùng phát như phổi gia tăng. Ở Việt Nam, cấp cứu do ngộ độc thuốc lá điện tử hôn mê, tổn thương não, ảo giác chiếm rất lớn. Đến nay, có 40-42 tấn thuốc lá điện tử và 18 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử. Tại ASEAN, có 5 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei và Campuchia.

Nhiều nước phát triển công nhận thuốc lá mới là đại dịch, chi tiền khổng lồ để giải quyết hậu quả trong khi lợi nhuận của ngành này chỉ vào 7 tỷ USD trên toàn cầu. WHO cảnh báo thuốc lá điện tử làm kinh tế thế giới thiệt hại 1.000 tỷ USD mỗi năm do suy giảm năng suất lao động và chăm sóc sức khoẻ.

Ở Việt Nam, Bộ Tài chính đang áp thuế nhập khẩu 50% đối với thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục kéo dài thử nghiệm cơ chế này, trong khi Bộ Y tế khuyến cáo không cho phép nhập khẩu lưu hành loại thuốc lá mới này, Bộ Công an cho rằng chưa có chính sách cấm nhập khẩu nên chưa có chính sách.

"Chúng ta cấm nồng độ cồn xuống mức 0%, thuốc lá điện tử có hại không kém gì. Chúng ta chần chừ mà gì không cấm!?".

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị: "Không đặt vấn đề cho nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử để tăng thu ngân sách. Bởi điều này giống như chúng ta "tăng thu ngân sách trên sức khoẻ và tương lai của thế hệ trẻ"".

Ông Nghĩa nói thêm, trước đây "chúng ta đã từng làm việc cấm pháo nổ hàng chục năm trước nhờ sợ kiên quyết, lần này chúng tôi cũng đề nghị kiên quyết", ông Nghĩa nêu.

Bên cạnh đề xuất cấm triệt để thuốc lá điện tử, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, nền kinh tế đang có 3 đến 4 điểm chậm, ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Nghĩa cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài mới đầu tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam thì hồ hởi, tuy nhiên, lâu dần chúng tôi thấy họ ngại.

Đầu tư tư nhân, đặc biệt tập đoàn lớn khảo sát kỹ, chấm điểm kỹ, trong đó có tiêu chí là phải ổn định. "Mấy chục qua, FDI thu hút được khoảng 400 tỷ USD, thậm chí vừa rồi có những nhà đầu tư dự kiến đầu tư hàng tỷ, đến hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực chip, bán dẫn. Đầu tư số vốn này, khi họ đem tiền vào thì đòi hỏi phải có chính sách ổn định trong vài chục năm. Vì thế, chúng ta cần xem xét yếu tố này để có được sức hút FDI trong thời gian tới", ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, Việt Nam đang chậm trễ trên nhiều lĩnh vực. "Tôi thống kê có khoảng từ 3-4 cái chậm". Chậm phê duyệt các dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án tài trợ nước ngoài, dù thủ tướng rất đốc thúc… Tôi khẳng định, các dự án đầu tư này là nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực. Chúng ta chậm thúc đẩy, đưa một trong những động lực vào phát triển nền kinh tế".

Ông Nghĩa cho rằng, Khảo sát Jetro (Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) cho rằng, Việt Nam là nền triển vọng thứ 2 thế giới, nhưng thủ tục phức tạp, trong đó có cấp giấy phép rủi ro lớn.

Dù Việt Nam có chính sách và đang thực hiện đơn giản hoá hành chính, số hoá thủ tục hành chính. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, Việt Nam còn có nhiều vấn đề để cải thiện thủ tục hành chính…", ông Nghĩa nói.

Tương tự như vậy, Amcham (Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam) cho rằng họ đối mặt hành chính, gánh nặng gây cản trở cạnh tranh của Việt Nam.

"Các chuyên gia đầu tư và doanh nghiệp nói Việt Nam thực thi Chính phủ điện tử, nhưng doanh nghiệp vẫn phải nộp các giấy tờ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thủ tục giấy tờ và kết hợp cả khai báo điện tử, gây mất thời gian mất hiệu quả và không đánh giá được hiệu quả chính sách", ông Nghĩa nói.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) thủ tục giải thể mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho cổ đông thu hồi vốn, chuyển đổi đầu tư. Trước đây mất 6 tháng để giải thể một doanh nghiệp, nhưng nay họ phải mất một năm mới được. Nguyên nhân do cơ quan thuế không tiến hành kiểm tra thuế".

Đặc biệt, Chính phủ, bộ ngành còn nợ rất nhiều văn bản, chậm trả lời khiếu nại, sáng kiến của hiệp hội, chuyên gia cũng còn tồn tại. Trong đó, các khiếu nại, kiến nghị của chuyên gia, hiệp hội cơ bản rất hay. Ví dụ mới đây Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị cho phép chuyển đổi nghìn căn hộ tái định cư dư thừa chuyển sang nhà ở xã hội, nhưng không làm được.

"Giải quyết được vấn đề nói đi nói lại là nhà ở xã hội, tái định cư cả chục năm nay nằm đó, trong khi chúng ta không có nhà ở cho người có nhu cầu", ông Nghĩa nói.

Cuối cùng, theo Đại biểu Đoàn TP.HCM chúng ta chống tham nhũng lãng phí, nhưng "lãng phí thời cơ, lãng phí lớn nhất, nhiều thời cơ đi qua không quay trở lại".

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
53 phút trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
39 phút trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
51 phút trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
19 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.