Đối với vấn đề độc quyền sách giáo khoa được báo chí đặt ra, ông Độ cho biết Nghị quyết của Quốc hội về chương trình giáo dục phổ thông đã giao Bộ GDĐT biên soạn sách giáo khoa mới. Theo đó, Bộ đã thành lập nhóm biên soạn, tổ chức làm sách, thành lập hội đồng thẩm định quốc gia. Những tài liệu này sau đó được chuyển sang cho nhà xuất bản Giáo dục in ấn, chỉnh sửa, thiết kế, minh hoạ.
Nhà xuất bản này trong những năm qua đều tổ chức in ấn và đấu thầu ở 4 khu vực trong cả nước mục đích giảm kinh phí vận chuyển sách.
Đều in ấn tổ chức đấu thầu, vận chuyển từ đơn vị này đến nhà trường, chia ra thành lhu vực in ấn đấu thầu giảm kinh phí.
Ông Độ nói thời gian vừa qua, NXB Giáo dục đã tổ chức in ấn và đấu thầu in sách giáo khoa ở 4 khu vực trong cả nước, nhằm giảm kinh phí vận chuyển từ nhà in đến nhà trường.
Tuy nhiên, ông Độ cho biết Bộ TTTT đã có quyết định giao chức năng in ấn sách giáo khoa cho them 5 nhà xuất bản nữa. Do vậy, việc động quyền sách giáo khao sẽ bị xoá bỏ trong thời gian tới. Tinh thần được đưa ra là tổ chức một chương trình nhưng có nhiều bộ sách, huy động nguồn lực xã hội hoá.
Việc chiết khấu sách giáo khoa 25% trong khi nhà xuất bản Giáo dục than lỗ 40 tỷ đồng/năm vì in sách được ông Độ cho biết theo báo cáo của nhà xuất bản thì chỉ từ 18 – 20%, phục vụ cho việc vận chuyển từ nhà in đến trường học, công ty sách. Mức này thấp hơn mức chiết khấu của sách tham khảo đang là 30 – 40%.
Trao đổi thêm, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định việc in ấn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa là trách nhiệm của Bộ GDDT. Đây là vấn đề được quan tâm do chi phí hàng năm lớn cũng như câu hỏi có hay không lợi ích nhóm đằng sau.
Nhắc lại phiên họp Chính phủ chỉ vài giờ trước đó, ông Dũng cho biết Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo và đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề trên.