Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Doanh nghiệp gỗ chuyển hướng bán online

15/04/2020 07:10
(Dân Việt) Đó là khẳng định của Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn trong cuộc trao đổi với báo chí về những giải pháp hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến gỗ vượt qua khó khăn do những tác động của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 với ngành gỗ hiện nay?

- Có thể nói, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam với phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Riêng ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, tôi có thể điểm lại một số tác động nghiêm trọng.

thu truong bo nnptnt: doanh nghiep go chuyen huong ban online hinh anh 1

Chế biến gỗ ván ép tại Công ty CP Woodsland (Tuyên Quang). Ảnh: Virorest

"Khảo sát bước đầu ở 130 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cho thấy, bình quân mỗi doanh nghiệp thiệt hại 25 tỷ đồng trong quý I. Chúng tôi rất mong muốn khó khăn này sẽ sớm kết thúc, nhưng qua đại dịch sẽ thấy mỗi doanh nghiệp có bản lĩnh khác nhau để xử lý tình huống này”.

Thứ trưởng Thường trực
Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn

Thứ nhất, đối với thị trường xuất khẩu, đến tháng 4 này khoảng 80% đơn hàng phải tạm dừng, trong khi chưa tìm được đơn hàng mới. Các thị trường lớn như Mỹ (chiếm 51% kim ngạch xuất khẩu gỗ); EU (chiếm 39%) gần như đã đóng băng; thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ còn lác đác những đơn hàng.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc dù đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng cần một thời gian nữa mới có thể bình thường. Tại các làng nghề truyền thống có đến 70 - 80% sản phẩm không tiêu thụ được, tạm dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.

Thứ hai, sản phẩm chế biến cho các công trình lớn (khách sạn, công sở) giảm 90% doanh thu so với cùng kỳ. Trong quý I/2020, việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ cho chế biến cũng giảm đến 70 - 80% trong tổng số 10 triệu m3 gỗ quy tròn nhập khẩu, hiện sản xuất chủ yếu từ nguồn dự trữ.

Không có đơn hàng nên các doanh nghiệp chế biến gỗ buộc phải tạm dừng sản xuất và cho lao động nghỉ, đã có nhiều đơn vị cho nghỉ 40 - 80% số lao động (hoặc giãn thời gian làm việc). Chúng tôi rất mong muốn khó khăn này sẽ sớm kết thúc, nhưng qua đại dịch sẽ thấy mỗi doanh nghiệp có bản lĩnh khác nhau để xử lý tình huống này.

Bộ NNPTNT đã có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn này, thưa Thứ trưởng ?

- Tôi muốn nói thêm, hiện chỉ có 7% doanh nghiệp ngành gỗ vẫn hoạt động bình thường, còn lại trên 90% doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc luân chuyển một bộ phận lao động, tạo ra sự đứt gãy toàn chuỗi.

Sản xuất, tiêu thụ đình trệ, ảnh hưởng đến cả những người cung cấp nguyên, phụ liệu, đặc biệt là người trồng rừng. Hiện, người trồng rừng ở nhiều địa phương đã kêu khó khăn vì gỗ không có người mua. Nếu chúng ta không duy trì được các đơn hàng quốc tế thì khả năng khôi phục sản xuất càng khó khăn hơn.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các khó khăn của ngành gỗ, Bộ NNPTNT đã có nhiều văn bản đề nghị Chính phủ, các ngành chức năng đưa nhóm các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ vào danh mục được hỗ trợ.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41 đồng ý cho kéo dài 5 tháng đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung chậm nộp các loại thuế; chậm nộp 5 tháng với tiền thuê đất đợt 1.

Đối với khó khăn về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có gói tín dụng 285.000 tỷ đồng để xử lý giãn, hoãn nợ cũ, áp dụng cơ chế cho vay có điều kiện đảm bảo nhẹ nhàng hơn, lãi suất thấp hơn để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chính phủ cũng đã có nghị quyết hỗ trợ các cơ sở sản xuất, người lao động chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, với tổng gói hỗ trợ lên đến 62.000 tỷ. Đây là những chính sách lần đầu tiên được áp dụng.

thu truong bo nnptnt: doanh nghiep go chuyen huong ban online hinh anh 2

Bộ NNPTNT khuyến khích người dân phát triển các mô hình trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: I.T

Tái cơ cấu ngành gỗ

Có thể coi dịch Covid-19 là dịp tái cơ cấu lại ngành. Quan điểm của Thứ trưởng như thế nào về vấn đề này?

- Trong giai đoạn khó khăn này, chúng tôi mong các doanh nghiệp đánh giá tình hình không quá bi quan, bây giờ không phải là lúc nghĩ đến chuyện đóng cửa rồi phá sản mà phải có tư tưởng tìm cơ trong nguy. Theo đó, nếu thị trường chủ chốt khó khăn thì tìm thị trường khác và thị trường nội địa. Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do thực hiện giãn cách xã hội thì chuyển sang bán hàng online.

Bộ NNPTNT cũng giao Tổng cục Lâm nghiệp làm việc với các hiệp hội, làng nghề, ngay sau khi nới lỏng giãn cách, hết dịch thì phải khôi phục sản xuất ngay không được kéo dài, nếu kéo dài tình trạng tạm ngừng như hiện nay sẽ dẫn đến đình trệ.

Còn về giải pháp lâu dài, mặc dù khó khăn nhưng ngành gỗ vẫn có dư địa phát triển tốt, tiềm năng nâng cao chuỗi giá trị. Hiện nay, nếu dịch Covid-19 qua đi sớm, nhất là ở những thị trường chủ chốt thì khả năng chúng ta vẫn đạt được mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD.

Theo tôi, để đạt được mục tiêu, ngành phải tập trung 4 giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, dứt khoát cơ cấu lại sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, chúng ta vẫn phải dùng 25 - 26 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất ra khoảng 13 triệu tấn dăm, trong khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,5 - 1,6 tỷ USD, con số này rất thấp, chỉ chiếm hơn 10%, trong khi lượng nguyên liệu chiếm 60%.

Bên cạnh đó, đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ, EU chủ yếu là bàn trang điểm, dụng cụ phòng bếp, phòng tắm (chiếm 60%), trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%, đây là dư địa lớn, cần chiếm lĩnh. Ngoài ra, cần cơ cấu lại cả chuỗi, trồng rừng gỗ lớn, cải tiến về giống, đẩy nhanh việc quản lý rừng bền vững.

Thứ hai, làm mạnh mẽ hơn liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu gỗ và phụ trợ, đẩy mạnh việc sản xuất phụ liệu trong nước, bởi hiện nay 80% vẫn phụ thuộc nhập khẩu, trong khi sản xuất trong nước giá thành cao, đây là một bất lợi.

Thứ ba, cần đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào chuỗi, đổi mới thiết kế, tạo ra những mặt hàng phối trộn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Thiết lập và thực thi cho bằng được hệ thống pháp luật chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, phải minh bạch nguồn gốc ván dán, không được để “con sâu làm rầu nồi canh”.

Thứ tư, cần đặc biệt chú ý đến thị trường nội địa. Hiện nay, tiêu thụ gỗ ở thị trường trong nước đã lên đến 3 tỷ USD và sẽ tăng lên. Vì vậy, phải xây dựng hệ thống siêu thị, phân phối sản phẩm để người dân có thể sử dụng sản phẩm gỗ chất lượng cao.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Đẩy mạnh sử dụng gỗ chế biến trong chung cư, công sở
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, việc kết hợp với các doanh nghiệp bất động sản lớn đưa sản phẩm gỗ chế biến vào các công trình nhà chung cư, văn phòng là một dư địa lớn để phát triển.
“Truyền thống của người dân lâu nay vẫn hay dùng gỗ nguyên khang (gỗ thịt), nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nhờ sự phát triển mạnh của ngành chế biến gỗ hầu hết các chung cư, công sở đã dùng gỗ chế biến (MDF, ván ép). Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận người dân thích sử dụng gỗ rừng tự nhiên rất to, giá trị lớn” - ông Tuấn nói.
Để hạn chế thực trạng này, theo Thứ trưởng Tuấn, bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông về phong cách sử dụng sản phẩm mới, Bộ NNPTNT cũng đã đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định về mua sắm tài sản công, không phải trường hợp nào cũng dùng gỗ thịt.
Ngoài ra, tạo môi trường để các nhà sử dụng gỗ lớn như các công trình của Vingroup, Sungroup và các doanh nghiệp gỗ ngồi với nhau, trao đổi, thấu hiểu, ký kết để tiến tới có thêm nhiều sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam xuất hiện trong những ngôi nhà Việt.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.977.998 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

230.056.647 VNĐ / tấn

9,053.00 USD / mt

4.84 %

+ 418.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.470.638 VNĐ / tấn

297.14 UScents / lb

0.73 %

+ 2.17

Gạo

RICE

17.540 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.33 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.171.457 VNĐ / tấn

982.23 UScents / bu

0.46 %

+ 4.48

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.144.535 VNĐ / tấn

290.75 USD / ust

0.47 %

+ 1.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
11 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
12 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
14 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
15 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.