Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang: Chúng ta phải "đương đầu" với AI

10/04/2024 21:09
Sự phát triển nhanh chóng của Trí tuệ nhân tạo (AI) đã buộc các Bộ, ngành phải xây dựng hành lang pháp lý để đương đầu và và tiếp cận với vấn đề của thế giới.

Chiều ngày 10/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý I với nhiều vấn đề mà báo chí và dư luận quan tâm. Trong đó, những vấn đề liên quan đến AI được quan tâm hơn cả về hành lang pháp lý, ứng phó của Việt Nam với sự phát triển thần tốc, ứng dụng của AI trong cuộc sống.

Theo ông Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN, trong các Luật, Nghị quyết, Văn bản, Nghị định,... của Đảng, Nhà nước có nhiều nội dung nhắc đến Trí tuệ nhân tạo.

"Về phía Bộ KH&CN, Quyết định 38 năm 2020, danh mục công nghệ cao ưu tiên phát triển, đưa Trí tuệ nhân tạo là một trong những sản phẩm công nghệ đứng đầu danh sách", ông Tú nhấn mạnh sự ưu tiên của AI hiện nay.

Tầm quan trọng của AI được ông Nguyễn Hoàng Giang - Thứ trưởng Bộ KH&CN nhấn mạnh trong các Quyết định của Đảng và Nhà nước về ưu tiên phát triển AI trong thời kỳ công nghệ AI.

Đặc biệt, trong Quyết định số 127 của Thủ tướng Chính phủ năm 2021 bán hành Chiến lược Quốc gia phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số. Đây là 2 trong số những chỉ đạo trực diện và cụ thể liên quan đến AI tại Việt Nam.

Đến nay, Bộ KH&CN đã triển khai nhiều nội dung, nhiệm vụ lớn để hỗ trợ nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ công nghiệp 4.0 trong đó có Trí tuệ nhân tạo.

Đồng thời, Bộ KH&CN cũng đang triển khai chương trình nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính phủ Số và Đô thị thông minh cũng tập trung vào AI.

"Bộ đang triển khai tiêu chuẩn liên quan đến AI gồm các khái niệm trí tuệ nhân tạo liên quan tới công nghệ thông tin, tính đáng tin cậy trong trí tuệ nhân tạo liên quan tới công nghệ trong trí tuệ nhân tạo," Thứ trưởng Giang chia sẻ.

Theo ông Trần Anh Tú, sự quan trọng của AI là điều không thể bàn cãi và các Bộ, ngành đã xây dựng văn bản, hành lang pháp lý để tạo điều kiện cũng hỗ trợ phát triển AI. Cùng với việc phát triển AI, vấn đề song hành là việc bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân được Thủ tướng cực kỳ quan tâm.

Thứ trưởng Giang cho biết, sự phát triển nhanh chóng của AI khiến bất cứ quốc gia nào cũng phải có sự thích ứng, không thể đứng ngoài "cuộc chơi". Đồng thời, cũng cần có những quy định để đảm bảo an toàn, phù hợp thực tiễn.

"Với AI, chúng ta phải đương đầu, tiếp cận và vấn đề của thế giới, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc chơi nhưng đảo bảo hai yếu tố. Một mặt chúng ta xây dựng hành lang thông thoáng đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc nghiên cứu phát triển ứng dụng vào đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội đất nước phát triển.

Tuy nhiên, do mặt trái của AI, đặc biệt một số nước đi trước chúng ta đã nghiên cứu, kiến nghị và có kinh nghiệm để làm sao, chúng ta triển khai đảm bảo quy định về đạo đức cho trí tuệ nhân tạo. Chúng ta triển khai AI làm sao có trách nhiệm, phù hợp với thực tiễn, văn hóa Việt Nam cũng như quy định hiện hành", ông Giang nhấn mạnh.

Thứ trưởng cho biết, hiện nay Bộ KH&CN đang vừa làm vừa nghe ngóng, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước. Dù chưa công bố chính thức, nhưng Thử trưởng cho biết, một số nước đang phát triển AI thận trọng, kìm hãm và không để AI phát triển quá nhanh bởi khó kiểm soát.

"AI có thể qua mặt nhiều người, giọng nói của người thân, nhưng chưa chắc đã đúng. Trên thế giới nhiều vụ lừa đảo khi con gọi điện về xin tiền bố mẹ, nghe đúng giọng bố mẹ chuyển tiền nhưng thực chất đó là những kẻ lừa đảo dấy lên nhiều lo ngại", Thứ trưởng quan ngại.

Chốt lại vấn đề, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang khẳng định, Bộ KH&CN vẫn tích cực nghiên cứu, trình Chính phủ để ban hành cơ chế, chính sách đảm bảo 2 yếu tố ứng dụng thực tiễn của AI trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo AI phát triển đúng quy định về đạo đức, văn hóa Việt Nam.

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
3 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
2 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
19 phút trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
30 phút trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
30 phút trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.

Tin cùng chuyên mục

Bản "Pro Max" của xe điện rẻ nhất Việt Nam trình làng: Thiết kế độc đáo, có thể biến thành "giường di động", giá dự kiến 175 triệu đồng
41 phút trước
Wuling Zhiguang EV trông giống như một chiếc kei-car thông thường ở Nhật Bản, sở hữu khối động cơ mạnh 40 mã lực.
Một tỉnh cách Hà Nội 240 km sắp vận hành nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên, tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, công suất 120.000 xe/năm
8 phút trước
Tỉnh này đón nhận dự án nhà máy đầu tiên chuyên sản xuất, lắp ráp thương hiệu ô tô châu Âu.
Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
23 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.