Thủ tướng: Cần “quả đấm thép” cho công nghiệp chế biến nông sản

22/02/2020 13:30
(Dân Việt) Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển công nghệ chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp tổ chức sáng 21/2 tại Hà Nội. “Địa phương nào cũng có thế mạnh, quan trọng là khai thác nó như thế nào để nâng cao giá trị gia tăng” – Thủ tướng khẳng định.

Theo đó, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh: “Thời gian qua, chúng ta ban hành nhiều chính sách cho lĩnh vực này nhưng chưa tập trung, vậy từ Hội nghị hôm nay, Nhà nước cần tập trung vào chính sách nào được coi là “cú đấm thép” của Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, phát triển công nghiệp cơ giới hóa và chế biến nông sản tốt hơn nữa”.

7.500 doanh nghiệp tham gia chế biến

thu tuong: can “qua dam thep” cho cong nghiep che bien nong san hinh anh 1

Dây chuyền chế biến trái cây của Công ty Long Uyên (Tiền Giang). Ảnh: Anh Thơ

Lúa gạo có 580 cơ sở xay xát gạo quy mô công nghiệp với công suất trên 10.000 tấn thóc/năm, chiếm 61,5%; rau quả có trên 150 nhà máy chế biến; cà phê có 239 doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp; lĩnh vực thủy sản có 636 cơ sở chế biến; ngành chế biến gỗ có 4.500 cơ sở, mỗi năm tiêu thụ 40 triệu mét khối gỗ.

Long An là địa phương có diện tích lúa đứng thứ 4 Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 2,7 – 2,8 triệu tấn/năm. Hiện, có trên 115 doanh nghiệp xay xát, chế biến lúa gạo với công suất chế biến và kho chứa lúa gạo thuộc loại lớn. Đối với lĩnh vực thủy sản, Long An có khoảng 26 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh.

Trong khi đó, tại tỉnh Lâm Đồng, ngành công nghiệp chế biến nông sản của Lâm Đồng đạt 3.428,75 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,91% trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh có 76 doanh nghiệp chế biến rau, quả, mỗi năm đưa vào chế biến được khoảng 26.575 tấn thành phẩm; 33 doanh nghiệp chế biến cà phê và trên 250 cơ sở chế biến nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình.

Dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng khó khăn chung của Long An, Lâm Đồng khi phát triển công nghiệp chế biến nông sản là đa số các nhà máy có công suất nhỏ, sử dụng công nghệ cũ, hiệu quả chế biến chưa cao. Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản được thực hiện chưa nhiều, thiếu tính đồng bộ; nhiều cơ chế chính sách chưa thực hiện đồng bộ.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong 10 năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng 5 – 7%; đã có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm.

Một số lĩnh vực hàm lượng chế biến khá sâu như lúa gạo, rau quả, cà phê, thủy sản, gỗ... Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trình độ công nghệ chế biến của Việt Nam vẫn ở mức độ trung bình của thế giới, nhiều cơ sở sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu, năng suất thấp; hệ số đổi mới thiết bị chỉ ở mức 7%.

“Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu đảm bảo về số lượng, chất lượng; khả năng chế biến một số ngành hàng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm mùa vụ như rau quả, gây tổn thất sau thu hoạch” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 70% máy móc phục vụ nông nghiệp, phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam trung bình đạt 1,6 mã lực/ha canh tác, thấp hơn so với Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Mục tiêu  top 10 nước chế biến hiện đại

Theo dự thảo chiến lược phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu “đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới”, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu; tỷ trọng sản lượng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao của các ngành đạt từ 30% trở lên. Đối với lĩnh vực cơ giới hóa, mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt từ 80 - 100%.

Để đạt được những tham vọng lớn này, theo ông Trần Bá Dương – Chủ tịch HĐQT Thaco Group nhấn mạnh, phải có những doanh nghiệp đầu đàn, tìm thị trường, xây dựng mô hình chuyển giao để đưa nông dân vào chuỗi giá trị.

“Mỗi loại sản phẩm, mỗi vùng lại đòi hỏi công năng thiết bị khác nhau, khi làm quy mô lớn bắt buộc phải áp dụng cơ giới hóa, khi đó sẽ hạ giá thành sản xuất. Điều quan trọng nhất là phải tìm được thị trường, khi đã có địa chỉ thì người ta sẽ cho chúng ta biết nên trồng, chăm sóc như thế nào, logictics ra sao” – ông Dương nói.

Ngoài ra, ông Dương cũng kiến nghị, hệ thống ngân hàng tài trợ vốn cho các dự án xây dựng vùng nguyên liệu. “Có một thực tế, các ngân hàng dường như còn e ngại giải ngân với các dự án nông nghiệp vì sợ rủi ro, tôi khẳng định, nếu làm nông nghiệp khép kín, theo chuỗi giá trị sẽ không có rủi ro mà luôn là ngành kinh tế chủ lực của đất nước. Chế biến không phải là tất cả giải pháp cho ngành nông nghiệp, có những sản phẩm cần chế biến, có những sản phẩm chỉ cần bán tươi nhưng về lâu dài cần có giải pháp căn cơ để từng bước tạo chuyển biến” – ông Dương khẳng định.

Trong khi đó, ông Đinh Cao Khuê – Chủ tịch HĐQT DOVECO khẳng định, việc xây dựng một nhà máy chế biến nông sản không quá khó, quan trọng là lãnh đạo các địa phương phải xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung và bền vững.

“Ví dụ, chúng tôi có thể xây dựng nhà máy chế biến vải, nhưng sau 2 tháng mùa vụ thì sẽ làm gì, vì vậy, việc có những vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy rất quan trọng” – ông Khuê nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, công nghiệp chế biến nông sản được xác định là giải pháp căn bản góp phần nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản, trong đó chú trọng tập trung phát triển các cụm liên kết sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản tại các địa phương.

Chúng tôi sẽ lựa chọn doanh nghiệp đầu tàu về công nghệ, thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị; vận hành một cách thông suốt, hiệu quả” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.668.295 VNĐ / tấn

18.88 UScents / lb

1.20 %

- 0.23

Cacao

COCOA

234.122.723 VNĐ / tấn

9,134.50 USD / mt

1.68 %

- 156.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.671.346 VNĐ / tấn

381.68 UScents / lb

1.20 %

- 4.65

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.301.606 VNĐ / tấn

987.68 UScents / bu

2.35 %

- 23.82

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.091.631 VNĐ / tấn

286.40 USD / ust

0.56 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
5 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
6 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
11 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.